Page 18 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
17
giảm 14,6%. Hiệu ứng này sẽ lớn hơn khi các công ty
đa quốc gia Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc có thể
bị tổn thương do sự đáp trả của Trung Quốc. Thực tế
cũng cho thấy, trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ
cuối tháng 7/2018, TTCKMỹ đang xuất hiện xu hướng
giảm điểm trong một số phiên. Trong đó, cổ phiếu
của một số hãng công nghiệp lớn của Mỹ như Boeing,
3M và Caterpill, cổ phiếu các hãng sản xuất thiết bị
bán dẫn, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu cơ bản… có
mức độ phụ thuộc cao vào thị trường Trung Quốc
về doanh thu. Tuy nhiên, mức tăng giảm giá chứng
khoán trên thị trường Mỹ còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác ngoài cuộc chiến thương mại như giá dầu
thô, giá vàng và kim loại khác...
Thị trường chứng khoán Trung Quốc:
Theo các chuyên gia kinh tế, Trung Quốc có thể chịu
ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến Thương mại Mỹ
- Trung do kim ngạch xuất khẩu của mức này sang Mỹ
hiện lên tới hơn 500 tỷ USD/năm. Trong đó, các doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Trung Quốc chịu tác
động mạnh và trực tiếp nhất. Bên cạnh đó, dòng vốn
FDI chảy vào Trung Quốc có thể sẽ giảm, qua đó, gây
sức ép lên TTCK nước này. Xu hướng bán khống Nhân
dân tệ (NDT) và chứng khoán Trung Quốc đang gia
tăng trong bối cảnh chiến tranh thươngmại Trung - Mỹ
leo thang và nền kinh tế Trung Quốc có nhiều dấu hiệu
của sự giảm tốc. Các chỉ số Shanghai và Hangsheng
đồng loạt có chiều hướng đi xuống kể từ khi cuộc chiến
được phát động (chỉ số Shanghai Composite đang trong
đợt sụt giảm dài nhất trong vòng 6 năm qua).
Nếu căng thẳng thương mại và các biện pháp trả
đũa tiếp tục được công bố từ Mỹ và Trung Quốc có
thể sẽ dẫn đến hiện tượng rút vốn ồ ạt trên cả TTCK
Trung Quốc và Mỹ của các nhà đầu tư để tìm đến các
tài sản an toàn hơn như vàng, Yên Nhật, USD, France
Thụy Sỹ...
Các TTCK khác:
Cuộc chiến thương mại không những mang lại
những hậu quả xấu cho các quốc gia nằm trong cuộc
chiến mà còn có tác động tiêu cực tới các nền kinh tế
trên toàn thế giới. Hiện nay, hệ thống thương mại thế
giới đang được tổ chức theo các chuỗi sản xuất toàn
cầu, được đặt tại nhiều quốc gia. Do đó, rủi ro sẽ tác
động lan tỏa tới nền kinh tế toàn thế giới chứ không
chỉ dừng lại ở một nhóm nước có chiến tranh thương
mại. Theo tính toán, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và
Singapore sẽ là nhóm các quốc gia chịu rủi ro cao nhất
do có độ mở thương mại cao và tham gia nhiều vào
các chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong một nghiên cứu
của Viện kinh tế Quốc tế Peterson, 2/3 số hàng Trung
Quốc xuất khẩu sang Mỹ đến từ các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài, do đó sẽ ảnh hưởng tới các doanh
nghiệp của các nước đầu tư vào Trung Quốc như Mỹ,
Nhật Bản và Hàn Quốc… và kéo theo lợi nhuận toàn
cầu dự báo giảm khoảng 2,5%, qua đó gây sức ép lên
giá chứng khoán.
Hầu hết các chỉ số chứng khoán trên toàn cầu đều
có xu hướng giảm kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến
tranh thương mại. Trên TTCK châu Âu- FTSE 100 giảm
0,46%; DAX giảm 2,9%... Các chỉ số Kospi của Hàn
Quốc, Nikkei 225 của Nhật Bản lần lượt giảm 14% và
6,3% trong tuần sau ngày 6/7/2018. Diễn biến tiêu cực
của TTCK thế giới thời gian gần đây đã khiến cho các
nhà đầu tư lo lắng về nguy cơ một cuộc khủng hoảng
tài chính mới, điều này cũng phần nào hạn chế đến sự
tăng điểm của một số thị trường, trong đó có Việt Nam.
Tác động đối với thị trường tiền tệ thế giới
Trong cuộc chiến thương mại, đồng tiền các quốc
gia có nền kinh tế mở, dựa nhiều vào thương mại toàn
cầu sẽ chịu tác động lớn hơn.
Đồng USD:
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là
một trong những nguyên nhân giúp đồng USD tăng
giá mạnh thời gian qua. Kể từ khi căng thẳng thương
mại giữa Mỹ - Trung bắt đầu leo thang, đồng USD đã
có dấu hiệu tăng sau gần bốn tháng đi ngang. Tính
tới ngày 7/8/2018, chỉ số USD đã đạt mức 95,33 điểm,
tăng 1,20% so với thời điểm ngày 6/7/2018, trước khi
chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức bắt đầu.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất
trong tháng 6/2018 và duy trì chính sách tiền tệ thắt
chặt trong thời gian dài do những tín hiệu khả quan từ
kinh tế Mỹ cũng góp phần làm đồng USD mạnh lên.
Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị tăng cao, các nhà
đầu tư toàn cầu có xu hướng xem USD là phương tiện
cất giữ tài sản an toàn, đề phòng nguy cơ xảy ra chiến
tranh thương mại toàn cầu. Ngoài ra, việc Mỹ áp thuế
lên hàng nhập khẩu Trung Quốc nhằm giảm thâm hụt
tài khoản vãng lai, kết hợp với việc tăng lãi suất của
FED giúp đồng USD không chỉ là nơi cất trữ tài sản an
HÌNH 1. CÁC CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN TIÊU BIỂU CỦA MỸ
VÀ TRUNG QUỐC (GIAI ĐOẠN TỪ 22/3/2018- 30/7/2018) (ĐIỂM)
Nguồn: https://vn.investing.com/indices/major-indices