Page 19 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

18
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM
toàn mà có thể được sử dụng làm phương tiện kinh
doanh chênh lệch lãi suất. Dự báo USD sẽ tiếp tục xu
hướng tăng giá trong thời gian tới, đặc biệt là với một
số đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại
lớn với Mỹ như Trung Quốc, Canada, Mexico, Đài
Loan, Ấn Độ…
Đồng Nhân dân tệ:
Đồng NDT của Trung Quốc đã giảm giá mạnh.
Tính từ đầu tháng 4/2018 đến nay, tỷ giá NDT so với
đồng USD đã giảm hơn 8%, xuống mức dưới 6,83
NDT/USD, mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm qua.
Bên cạnh đó, NDT còn chịu áp lực trước những lo ngại
về sự giảm tốc trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, Trung
Quốc không chỉ áp hàng rào thuế quan tương tự lên
hàng hóa Mỹ, mà có thể đang sử dụng giải pháp phá
giá đồng NDT như là một vũ khí chống lại Mỹ trong
cuộc chiến thương mại. Điều này có thể kích hoạt một
cuộc chiến tranh tiền tệ mới vì các nền kinh tế khác
cũng có thể theo đuổi chính sách phá giá đồng nội tệ
tương tự để hỗ trợ xuất khẩu.
Một số đồng tiền khác:
NDT của Trung Quốc giảm giá đã có ảnh hưởng
đến giá trị các đồng tiền khác trên thế giới, đặc biệt là
các đồng tiền châu Á và của các đối tác thương mại lớn
của Trung Quốc, trong đó đồng won Hàn Quốc, đô la
Đài Loan và đô la Singapore - những đồng tiền dễ biến
động nhất. Đồng đô la Australia (đồng tiền của đối tác
thương mại lớn của Trung Quốc) đã giảm giá xuống
mức thấp nhất trong 13 tháng qua và có thể tiếp tục xu
hướng giảm trong thời gian tới.
Những ảnh hưởng đến
thị trường tài chính – tiền tệViệt Nam
Căng thẳng thương mại trên thế giới 2018, đặc biệt
là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có cả tác động
tiêu cực và tích cực đối Với Việt Nam. Xét về mặt tích
cực, Việt Nam là nước nằm trong top 5 quốc gia mà
Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới với hơn
38 tỷ USD năm 2017. Những mặt hàng Mỹ đánh thuế
nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh
xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, đây có thể là cơ hội
tốt cho Việt Nam nhằm tranh thủ chiếm lĩnh thị phần.
Mặt khác, khi đồng USD tăng giá, NDT giảm giá sẽ
có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn vì
đồng Việt Namchủ yếu neo theo giá USD. Bên cạnh đó,
dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng có thể tăng lên trong
bối cảnh dòng vốn FDI vào các nước bị Mỹ đánh thuế
cao sẽ có xu hướng chững lại.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ chịu một số tác động
bất lợi từ cuộc chiến thương mại 2018 như: nền kinh
tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng có mở lớn, phụ thuộc
nhiều vào xuất nhập khẩu, trong đó Trung Quốc và
Mỹ là hai đối tác lớn nhất về ngoại thương của Việt
Nam. Do đó, khi 2 đối tác lớn có chiến tranh thương
mại với nhau sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất
nhập khẩu. Lượng hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ
bị hạn chế dẫn tới dư thừa và có thể đổ về thị trường
Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh đối với các doanh
nghiệp của Việt Nam. Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu
từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó hơn bởi vì
Trung Quốc phải tập trung tiêu thụ hàng hóa nội địa.
Ngoài ra, cũng có những lo ngại về khả năng Trung
Quốc có thể lắp ráp sản phẩm và dán nhãn “Made
in Việt Nam” để tránh thuế của Mỹ. Nếu Việt Nam
không kiểm soát chặt chẽ vấn đề này, rất có thể Mỹ
cũng sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt tương
tự như đối với Trung Quốc.
Bên cạnh các tác động đối với nền kinh tế Việt Nam,
cuộc chiến thươngmại cũng có tác động khá lớn đến thị
trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam. Cụ thể:
Đối với TTCK Việt Nam:
TTCK Việt Nam sau khi đạt
kỷ lục vào tháng 4/2018, đã xuất hiện xu hướng giảm
điểm mạnh với việc nhà đầu tư ngoại liên tục rút vốn
ròng trong 3 tháng qua, mặc dù có nhiều dấu hiệu tích
cực của nền kinh tế như kinh tế vĩ mô ổn định, lạmphát
thấp, dự trữ ngoại hối cao và dòng vốn FDI vào tiếp
tục tăng. Chỉ trong vòng chưa đầy 01 tháng (từ 06/7 –
HÌNH 2: DIỄN BIẾN TỶ GIÁ NDT/USD
Nguồn: Thomson Reuters
HÌNH 3: CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN VN-INDEX VÀ HNX-INDEX
(GIAI ĐOẠN TỪ 22/3/2018-30/7/2018)
Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh