Page 22 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
21
Mỹ yêu cầu bồi thường và đe doạ trả đũa đối với
các mặt hàng xe tải của Đức, rượu cognac của Pháp
và hóa phẩm dextrin của Hà Lan. Cuộc xung đột
chỉ liên quan đến một vài lĩnh vực, và nhận được
sự ủng hộ trung gian của Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại (GATT). Các nước châu Âu từ
chối nhượng bộ và Mỹ, với sự đồng ý với định chế
quốc tế, có thể tăng mức thuế quan đối với các sản
phẩm nhập khẩu nói trên của châu Âu.
Cuộc chiến tranh ngô diễn ra vào giai đoạn 1986
- 1987 tự nhưng liên quan đến việc Tây Ban Nha
gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) và mặt
hàng ngô. Cuộc chiến liên quan đến việc các sản
phẩm xuất khẩu của Pháp hưởng lợi từ việc Tây Ban
Nha mở cửa thị trường, gây thiệt hại cho các nhà
xuất khẩu Mỹ. EEC nhượng bộ và cấp cho Mỹ một
hạn ngạch hàng năm với một mức thuế quan nhập
khẩu ngô có giảm.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Canada
Mỹ đã bãi bỏ hiệp ước có đi có lại với Canada
vào năm 1866. Theo đó, Canada đã tìm cách trả đũa
đối tác của mình. Năm 1879, Canada đã đưa ra chính
sách bảo hộ của quốc gia bằng việc tăng thuế. Một
số công ty Mỹ như Singer Manufacturing, American
Tobacco, Westinghouse và International Harvester
đã quyết định chuyển sản xuất sang Canada thay vì
phải nộp thuế nhập khẩu cao và đến cuối những năm
1880, 65 nhà máy của Mỹ đã di chuyển sang Canada.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Canada đã đạt đến
đỉnh điểm vào năm 1890. Tại Mỹ, Đảng Cộng hòa
nắm quyền điều hành các cơ quan hành pháp và
lập pháp, đã thông qua chính sách bảo hộ McKinley
Tariff. Hậu quả là xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ
sang Canada đã giảm một nửa từ năm 1889 đến
năm 1892.
Khi Mỹ thông qua chính sách bảo hộ thậm chí
còn mạnh hơn (Dingley Tariff vào năm 1897), thì
Canada đã đáp trả bằng cách tăng gấp đôi các khoản
thuế và thắt chặt quan hệ thương mại với Anh hơn
Mỹ. Sau đó, phải mất gần một thế kỷ, tự do thương
mại giữa Hoa Kỳ và Canada mới có thể phát triển.
Các cuộc chiến thương mại không dừng ở cuối
thế kỷ XIX. Các cuộc chiến thương mại đã diễn ra
sau khi Tổng thống Mỹ Herbert Hoover ký Đạo
luật Thuế quan năm 1930, thường được gọi là đạo
luật Smoot-Hawley. Theo đó, Mỹ đã tăng thuế
nhập khẩu đối với gần 900 mặt hàng nhập khẩu từ
khoảng 15%-25% lên hơn 40%, đồng thời tăng thuế
đánh vào hơn 20.000 sản phẩm từ đường và trứng
tới kẹp quần áo và thùng hình ống.
Với việc áp dụng đạo luật Smoot-Hawley, Mỹ
đã đón nhận sự trả đũa quyết liệt của các quốc gia
khác và động thái này của Mỹ đã mở đường cho sự
lây lan của chủ nghĩa bảo hộ trên toàn thế giới và
làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Theo đó,
thế giới đã phải mất nhiều thập kỷ để khắc phục
thiệt hại.
Trong hai năm sau khi ban hành luật Smoot-
Hawley, khối lượng hàng hóa nhập khẩu và xuất
khẩu của Mỹ giảm khoảng 40% khi các đối tác
thương mại trả đũa bằng thuế quan của chính họ.
Các nhà sản xuất nước ngoài cắt giảm hoặc ngừng
vận chuyển các lô hàng tới Mỹ vì không còn lợi
nhuận khi bán tại thị trường này.
Một số nhà xuất khẩu Mỹ đã phải chi trả nhiều
hơn cho các nguyên liệu nhập khẩu mà họ sử dụng
để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa và phải đối mặt
với các rào cản thương mại cao hơn ở nước ngoài.
Nông dân Mỹ, những người đáng lẽ được hưởng lợi
từ Smoot-Hawley, phải chứng kiến xuất khẩu nông
sản giảm mạnh.
Bài học từ các cuộc chiến tranh thương mại
Douglas Irwin, chuyên gia về thương mại tại Đại
học Dartmouth cho rằng, đôi khi người ta nhìn lịch sử
hệ thống thương mại hậu chiến tranh với lăng kính
màu hồng. Nếu tương lai lặp lại những câu chuyện
của lịch sử, thì có khả năng, sau cuộc chiến thương
mại sẽ là chiến tranh tiền tệ (hoặc chiến tranh tiền tệ
trước rồi đến chiến tranh thương mại), cuối cùng sẽ là
chiến tranh với đầy đủ nhất ý nghĩa của nó.
Lịch sử ghi nhận cuộc chiến thương mại toàn cầu
nổi tiếng nhất thế kỷ XX bùng phát khi Mỹ ban hành
Luật Smoot-Hawley Tariff Act (1930), đánh thuế với
hơn 20.000 hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ (hầu hết là
hàng hóa không do Mỹ sản xuất ra) và sau đó là sự
trả đũa của các nước đối với Mỹ.
Tiếp đến là một cuộc đại phá giá tiền tệ ở Anh,
Pháp (1936), Mỹ (1933), trùng với khoảng thời gian
xảy ra siêu lạm phát ở Đức. Kết quả sau đó là chiến
tranh xâm lược của Đức tại Ba Lan năm 1939.
Với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn
ra, hiện có nhiều quan điểm, nhưng hầu hết khó
lòng phủ nhận cuộc chiến thương mại lần này có
bản chất khác các cuộc chiến thương mại trong quá
khứ. Nó vượt qua khỏi cuộc chiến thương mại bình
thường để thực sự trở thành cuộc tranh giành vị
thế ảnh hưởng toàn cầu của hai siêu cường lớn nhất
hiện nay là Mỹ và Trung Quốc. Đó là điểm khác
nhau cơ bản giữa chiến tranh thương mại trong quá
khứ và hiện tại.
Từ diễn biến các cuộc chiến tranh thương mại có
thể rút ra những bài học sau: