Page 24 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
23
là sự phân công lao động trong dây chuyền sản
xuất toàn cầu.
Có thể thấy rằng, toàn cầu hóa, tự do hóa
thương mại tuy là động lực thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế thế giới nhưng do sự bất bình đẳng về lợi
ích kinh tế giữa các quốc gia; giữa các khu vực,
tầng lớp, thành phần xã hội trong mỗi quốc gia đã
dẫn đến xu hướng chống toàn cầu hóa và tự do
hóa thương mại. Với sự phát triển của khoa học và
công nghệ, thương mại thế giới đã xuất hiện thêm
các hình thức thương mại hàng hóa, dịch vụ xuyên
biên giới, “xóa nhòa biên giới quốc gia”, làm giảm
vai trò của các lợi thế so sánh trước đây. Vì vậy,
một số quốc gia thúc đẩy các doanh nghiệp dịch
chuyển trở về nước mình nhằm gia tăng lợi ích của
quốc gia mình. Nhiều chính phủ tuyên bố ủng hộ
tự do hóa thương mại, tôn trọng các nguyên tắc
thị trường, phê phán chủ nghĩa bảo hộ nhưng trên
thực tế lại hành động ngược lại, kể cả áp dụng biện
pháp can thiệp hành chính.
Bảo hộ thương mại là thuật ngữ kinh tế học,
theo đó quốc gia áp đặt thuế nhập khẩu cao hoặc
áp dụng các hàng rào kỹ thuật (yêu cầu cao về chất
lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất
xứ...) đối với một hoặc một số mặt hàng (hay dịch
vụ) mà mình có lợi thế để hạn chế nhập khẩu, bảo
vệ ngành sản xuất hàng hóa (hay dịch vụ) của mình.
Theo Global Trade Alert (GTA), kể từ khủng
hoảng tài chính năm 2008 đã có thêm 4.000 biện
pháp bảo hộ thương mại mới được áp dụng gồm:
biện pháp phòng vệ thương mại, tăng thuế, rào cản
địa phương, trợ cấp phí xuất khẩu, và các phân biệt
đối xử. Xu hướng bảo hộ trở nên rõ ràng hơn so với
những năm trước đó. Chỉ riêng trong 10 tháng đầu
Xu hướng bảo hộ thương mại thời gian gần đây
Trong nhiều thập kỷ qua, thương mại toàn cầu
dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh, cho thấy, các
quốc gia thường chỉ làm ra những mặt hàng mà
mình có lợi thế so sánh cao nhất nhằm đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Lợi thế so sánh
của mỗi nền kinh tế dựa vào các yếu tố như khoa
học và công nghệ, khả năng sáng tạo, nhân công
rẻ, nguyên liệu dồi dào, thậm chí cả các yếu tố
mang tính can thiệp của chính quyền như chính
sách bảo hộ, hàng rào thuế quan... Về bản chất, đó
XUHƯỚNGBẢOHỘTHƯƠNGMẠI
TRÊNTHẾ GIỚI VÀ KIẾNNGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TS. LÊ QUANG THUẬN, ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY
- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính *
Mục đích của các nước theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ là kích thích nhu cầu mua bán, trao đổi hàng
hóa nội địa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của nước đó, đồng thời tránh được thâm hụt
thương mại với các đối tác trong quan hệ trao đổi thương mại giữa hai bên. Dự báo, xu hướng bảo
hộ thương mại trong thời gian tới sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, có thể cản trở hệ thống thương mại
toàn cầu cũng như đe dọa đà phục hồi tăng trưởng của kinh tế thế giới và thậm chí có thể làm đảo
ngược tiến trình toàn cầu hóa.
Từ khóa: Thương mại, bảo hộ thương mại, hàng hóa, tự do hóa thương mại
GLOBAL TREND OF COMMERCIAL PROTECTIONISM AND
RECOMMENDATIONS TOWARD VIETNAM
The goal of protectionists is to stimulate the
domestic trade for the sake of national economic
growth, simultaneously, it also avoids trade
deficit with counterparts in trade. According
to forecast, the trend of coming protectionism
is more popular and more intensive that may
cause obstacles to global trade system and
threaten the world economic recovery and even
make the globalization process up-side-down.
Keywords: Trade, commercial protectionism, goods, trade
liberalization
Ngày nhận bài: 12/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 30/7/2018
Ngày duyệt đăng: 3/8/2018
*Email:
lequangthuan1@mof.gov.vn