Page 25 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

24
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM
thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ phải chịu mức
thuế 25% với thép và 10% với nhôm. Quyết định
này của Mỹ sẽ có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ
ngày ký ban hành. Lý do áp dụng biện pháp hạn chế
nhập khẩu thép và nhôm bằng chính sách tăng thuế
nhập khẩu được chính quyền Tổng thống Trump
đưa ra là vì “an ninh quốc gia”.
Bảo hộ thương mại đã lên đến đỉnh điểm tính
đến thời điểm hiện nay là xung đột thương mại
Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra khi Quyết định
của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp
thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ
USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị
điện tử và công nghệ cao đã chính thức có hiệu lực
từ ngày 6/7/2018 và Trung Quốc áp dụng các biện
pháp đáp trả. Hiện không ai có thể đoán chắc cuộc
xung đột thương mại này sẽ kéo dài bao lâu, cũng
như mức độ tác động của nó.
Trung Quốc vốn được đánh giá là hưởng lợi từ
thương mại tự do, cũng đang theo đuổi chính sách
giảm nhập khẩu từ các nước bằng các biện pháp
bảo hộ những mặt hàng, sản phẩm sản xuất ở trong
nước. Đồng thời, Trung Quốc cũng rất chú trọng
đến việc nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất
khẩu, đảm bảo tính cạnh tranh của các sản phẩm
xuất khẩu nước này ra thị trường thế giới.
Báo cáo về biện pháp thương mại của G20 cho
thấy, từ trung tuần tháng 10/2015 đến trung tuần
tháng 5/2016, các nền kinh tế G20 đã áp dụng 145
biện pháp mới về hạn chế thương mại, trung bình
mỗi tháng áp dụng 21 biện pháp, nhiều hơn so với
mức trung bình 17 biện pháp/tháng trong giai đoạn
7 tháng trước đó, trong đó chủ yếu là các biện pháp
chống bán phá giá. Đây cũng là mức trung bình
tháng cao nhất kể từ năm 2011, thời điểm ghi nhận
những biện pháp hạn chế thương mại đạt kỷ lục.
Hội nghị thượng đỉnh G7 và G7 mở rộng từ ngày
08-09/6/2018, tại Canada đã ra tuyên bố chung khẳng
định vai trò cốt yếu của hệ thống thương mại quốc
tế dựa trên các quy định, nêu rõ sự cần thiết của
thương mại toàn cầu “tự do, công bằng và cùng có
lợi”, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Các nhà lãnh
đạo G7 cam kết hiện đại hóa Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) sớm nhất có thể và “nỗ lực giảm các
hàng rào thuế quan, các hàng rào phi thuế quan và
các khoản trợ cấp của chính phủ”. Tuy nhiên, Mỹ đã
rút khỏi Tuyên bố chung.
Tác động của xu hướng bảo hộ thương mại
đối với kinh tế thế giới và Việt Nam
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thị trường mở,
năm 2015, GTA đã ghi nhận 539 biện pháp bảo hộ,
nhiều hơn so với 407 biện pháp bảo hộ trong cùng
kỳ năm 2014 và 183 biện pháp được triển khai trong
10 tháng đầu năm 2012.
Tại châu Âu, xu hướng bảo hộ thương mại thể
hiện rõ nét nhất khi nước Anh tổ chức trưng cầu dân
ý (Brexit) vào năm 2016, và hiện đang đàm phán
các thủ tục để rời EU, tạo ra các điều kiện, cơ hội để
nước Anh đàm phán thương mại song phương với
các đối tác mới trên phạm vi toàn thế giới.
Tại Mỹ, ngay từ khi tranh cử Tổng thống năm
2016, Ông Donald Trump luôn nêu ra khẩu hiệu
“Nước Mỹ trước hết”. Ngay sau khi nhậm chức,
Tổng thống Donald Trump thực hiện chủ trương,
bất chấp những phản đối từ ngay trong nội bộ
chính giới nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Ngày 23/1/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký
sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) mà Mỹ và 11 nước trong khu
vực đã ký. Tiếp đó, ngay 17/5/2017, Chinh quyên
Tông thông My Donald Trump đa chinh thưc gưi
thông bao tơi Quôc hôi nươc nay vê kê hoach đam
phan lai Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ
(NAFTA) ky kêt vơi Canada va Mexico. Đồng thời,
Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương đàm
phán và thúc đẩy các hiệp định thương mại song
phương thay vì đa phương nhằm phát huy lợi thế
của Mỹ và gia tăng lợi ích của Mỹ trong thương
mại quốc tế; thúc đẩy xu hướng gia tăng bảo hộ và
sẵn sàng tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng mà
Mỹ có lợi thế để bảo vệ sản xuất trong nước.
Chỉ trong năm 2017, Mỹ đã khởi xướng 02 vụ
việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ (với pin năng
lượng mặt trời và máy giặt). Ngày 8/3/2017 (ngày
9/3 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ đã ban hành
quyết định áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu
thép và nhôm theo Mục 232 Đạo luật Thương mại
mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act) dưới hình
thức tăng thuế nhập khẩu. Cụ thể, một số sản phẩm
HÌNH 1: XU HƯỚNG ĐIỀU TRA PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
TRONG WTO
Nguồn: Tổng hợp từ WTO Data