Page 26 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
25
đầu tư và thương mại ngày càng thuận lợi, kinh tế
toàn cầu được hưởng lợi. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), toàn cầu hóa đóng góp 1,5 - 2% tăng trưởng
kinh tế thế giới, làm cho hàng trăm triệu người
thoát cảnh nghèo đói ở các nước đang phát triển.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu
các rào cản thương mại toàn cầu được dỡ bỏ thì
thu nhập của các nước đang phát triển có thể tăng
thêm 142 tỷ USD.
Chủ nghĩa bảo hộ không chỉ có tác động tiêu cực
đối với những nước theo đuổi xu thế này mà cả với
tăng trưởng toàn cầu. Đối với các nước theo đuổi chủ
nghĩa bảo hộ thương mại, người tiêu dùng không
có điều kiện để lựa chọn hàng hóa chất lượng cao
và giá thành cạnh tranh như ở các nước theo đuổi
thương mại tự do và ngay cả các nhà sản xuất cũng
không có động lực để áp dụng công nghệ kỹ thuật
cao vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các
biện pháp hạn chế nhập khẩu làm tổn thương đến
kinh tế các nước và người tiêu dùng, nhất là những
người có thu nhập thấp.
Theo WTO, Mỹ thực thi bất kỳ biện pháp bảo hộ
thương mại nào đều gây bất ổn cho kinh tế thế giới.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu làm tổn thương
tới tất cả thành phần xã hội, đặc biệt là những người
tiêu dùng có thu nhập thấp hơn. Các biện pháp này
không chỉ khiến giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ và
sự lựa chọn bị hạn chế, mà còn ngăn cản thương mại
đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy năng suất
và phân bổ các công nghệ mới. Hiệp hội Các nhà
lãnh đạo ngành bán lẻ (RILA) của Mỹ nhận định,
các gia đình tại Mỹ chính là những người thiệt hại
nhiều nhất. Người tiêu dùng, doanh nghiệp và việc
làm của người Mỹ phụ thuộc vào thương mại đang
bị đặt vào thế rủi ro trong một cuộc chiến tranh
thương mại toàn cầu nổ ra.
Theo IMF, toàn cầu hóa đóng góp 1,5 - 2% tăng
trưởng kinh tế thế giới, làm cho hàng trăm triệu
người thoát cảnh nghèo đói ở các nước đang phát
triển. Theo ước tính của WB, nếu các rào cản thương
mại toàn cầu được dỡ bỏ thì thu nhập của các nước
đang phát triển có thể tăng thêm 142 tỷ USD. IMF
dự báo đến năm 2020, sản lượng kinh tế toàn cầu có
thể giảm 0,5% so với mức dự kiến nếu những lời đe
dọa dựng hàng rào thuế quan trở thành hiện thực.
Chuyên gia kinh tế trưởng Maurice Obstfeld của
IMF cho rằng, Mỹ "đặc biệt dễ tổn thương" nếu chiến
tranh thương mại leo thang xa hơn, bởi nước này sẽ
là tâm điểm của sự trả đũa thương mại toàn cầu.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Ngân hàng thuộc
Thượng viện Mỹ, vào thời điểm căng thẳng thương
mại giữa Washington với phần còn lại của thế giới
gia tăng mạnh, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(FED) Jerome Powell ngày 17/7/2018 cho rằng, chủ
nghĩa bảo hộ có thể gây tổn hại tăng trưởng kinh tế
và làm suy yếu tăng trưởng tiền lương.
Với Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm
nhẹ trong quý II/2018, trong đó có nguyên nhân
được cho là do căng thẳng thương mại leo thang
Trung - Mỹ đe dọa triển vọng xuất khẩu. Số liệu
do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày
16/7/2018 cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
tăng 6,7% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã lần đầu
tiên giảm trong 17 tháng và niềm tin của các doanh
nghiệp nước này suy giảm trong bối cảnh Tổng
thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy các chính sách
bảo hộ thương mại.
Tăng trưởng kinh tế Singapore chậm lại trong
quý II/2018 và không đạt dự báo, do ngành chế
tạo giảm tốc và xung đột thương mại Mỹ-Trung
leo thang. Số liệu do Bộ Công Thương Singapore
công bố sáng 13/7 cho biết, tổng sản phẩm trong
nước (GDP) của nước này trong quý II/2018 chỉ
tăng 1% so với quý I/2018, so với mức dự báo tăng
1,2% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Trong
quý I/2018, GDP của Singapore tăng 1,5% so với
quý IV/2017.
Đối với Việt Nam, theo thống kê của Cục Phòng
vệ Thương mại- Bộ Công Thương, tính đến tháng 10
năm/2017, đã có hơn 120 vụ việc khởi xướng điều
tra phòng vệ thương mại có liên quan tới hàng xuất
khẩu của Việt Nam, gồm 75 vụ việc chống bán phá
giá, 10 vụ việc chống trợ cấp, 22 vụ việc tự vệ và 17
vụ việc lẩn tránh thuế. Mỹ là nước điều tra chống
bán phá giá nhiều nhất với Việt Nam (13 vụ), tiếp đó
là Ấn Độ (11 vụ), Úc (7 vụ), EU, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ
(6 vụ). Mỹ đồng thời là nước có tỷ lệ áp thuế chống
bán phá giá cao nhất với hàng xuất khẩu của Việt
Nam. Các mặt hàng bị điều tra chủ yếu là sắt, thép,
BẢNG 1. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2014-2017 (%)
Quốc gia
2014 2015 2016 2017
Mỹ
19
21
22
19,4
Eu
19
19
19
17,9
Trung Quốc
10
11
12
16,5
Hàn Quốc
5
6
7
7
ASEAN
13
11
10
10,2
Nhật Bản
10
9
8
7,8
Phần còn lại của thế giới
25
24
22
21,2
Tổng
100 100 100 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu Tổng cục Thống kê