Page 39 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

38
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017.
Chính phủ đã ban hành: Nghị định số 130/2005/
NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL); Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ
quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL; đồng
thời, nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn khác
cũng được các bộ, ngành ban hành.
Kể từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị
SNCL được thực thi, đã có nhiều chuyển biến tích
cực: Việc mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị
sự nghiệp đã góp phần nâng cao số lượng và chất
lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho người dân
có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công
với chất lượng ngày càng cao.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện,
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cũng đã bộc lộ những
hạn chế, bất cập cần được sửa đổi: Các đơn vị sự
nghiệp chưa được giao quyền tự chủ một cách đầy
đủ; chưa thực sự khuyến khích các đơn vị có điều
kiện vươn lên tự chủ ở mức cao hơn… Bên cạnh
đó, trong quá trình hoạt động, nhiều đơn vị phát
sinh các hoạt động liên doanh, liên kết, mở rộng
cung ứng dịch vụ công chưa được điều chỉnh trong
các văn bản pháp luật. Do đó, việc ban hành Nghị
định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính
Hành lang pháp lý đối với
tự chủ tài chính giáo dục đại học
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã
có nhiều chủ trương, chính sách đối với tự chủ đại
học. Quyền tự chủ của trường đại học được ghi
nhận từ năm 2005 trong Luật Giáo dục với các nội
dung tự chủ tương tự như ở các nước phát triển.
Tiếp đó, nhiều văn bản chính sách khác tiếp tục tái
khẳng định các nội dung tự chủ đại học. Có thể kể
đến như: Luật Giáo dục đại học (GDĐH) 2012; Nghị
quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 cuả Chính phủ
về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ
TỰ CHỦTÀI CHÍNHGIÁODỤC ĐẠI HỌC
VÀMỘT SỐVẤNĐỀ ĐẶT RA
ThS. TRẦN SÔNG THƯƠNG
- Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh (Hưng Yên) *
Trao quyền tự chủ đầy đủ trong mối quan hệ xác định rõ quyền và nghĩa vụ cho các trường đại học
công lập là giải pháp chiến lược và là thước đo trình độ quản lý, sự đổi mới của Chính phủ đối với
sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học của Việt Nam. Trên cơ
sở đánh giá thực trạng thực hiện quyền tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập thời gian
qua, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tự chủ tài chính của các trường đại học
công lập ở Việt Nam.
Từ khóa: Tự chủ, tài chính, giáo dục đại học, chất lượng, đào tạo
HIGHER EDUCATION FINANCIAL AUTONOMY AND RELATED
ISSUES
Assignment of full autonomy with definite
benefits and responsibilities for public
universities is con-sidered a strategic solution
and a measure of management and innovation
capacity for sustainable de-velopment and for
development of higher education training
in Vietnam. on the basis of evaluating the
practice of financial autonomy in public
universities, the paper recommends solutions
to improve the performance of this process.
Keywords: Autonomy, finance, higher education, quality, training
Ngày nhận bài: 10/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/7/2018
Ngày duyệt đăng: 1/8/2018
*Email:
songthuong79@gmail.com