Page 40 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
39
phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL đã
kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của
hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Có thể thấy, cơ chế tự chủ đối với khu vực hành
chính sự nghiệp nói chung và đối với GDĐH nói
riêng đã liên tục được đổi mới về cơ bản theo hướng
tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
tài chính. Cơ chế tài chính trong việc cung cấp dịch
vụ công theo hướng khuyến khích các tổ chức kinh
tế và nhân dân đầu tư để thực hiện và cung cấp
một số dịch vụ công, đẩy mạnh xã hội hóa một số
lĩnh vực sự nghiệp, thu hút được nguồn nội lực
đáng kể cho phát triển sự nghiệp.
Thực trạng thực hiện cơ chế
tự chủ tài chính giáo dục đại học
Tổng kết sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 77/
NQ-CP về thí điểm tự chủ ở các cơ sở GDĐH cho
thấy, tính đến cuối năm 2017, Thủ tướng Chính
phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm
đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo
Nghị quyết số 77/NQ-CP cho 23 cơ sở GDĐH công
lập trực thuộc các bộ, ngành Trung ương. Trong đó,
12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 3 trường
có thời gian tự chủ từ 1 - 2 năm, 5 trường có thời
gian tự chủ dưới 1 năm và 4 trường mới được giao
quyết định tự chủ từ tháng 7/2017.
Kết quả thực hiện tự chủ tài chính của các
trường cho thấy, phần lớn các trường đã đảm bảo
tương đối tốt toàn bộ hoạt động chi thường xuyên,
đồng thời thực hiện trách nhiệm xã hội đối với
người học thông qua việc miễn giảm học phí cho
các đối tượng chính sách, trích học bổng khuyến
khích theo quy định và có chênh lệch thu lớn hơn
chi, thu nhập bình quân của người lao động tăng
lên so với giai đoạn trước. Tổng nguồn thu của
các trường có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy
nhiên cơ cấu nguồn thu chưa có sự thay đổi nhiều
giữa giai đoạn trước và sau khi thực hiện tự chủ.
Thu sự nghiệp (chủ yếu là thu từ học phí và lệ phí)
vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%) và còn phụ thuộc
nhiều vào quy mô đào tạo và mức tăng học phí.
Thu từ dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ và hợp đồng tư vấn… vẫn còn chiếm
tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm trong cơ cấu
nguồn thu. Nguồn ngân sách nhà nước (NSNN)
cấp cho các trường chủ yếu là nguồn kinh phí cho
các dự án đang triển khai từ trước khi tự chủ, hỗ
trợ miễn, giảm học phí đối với sinh viên thuộc đối
tượng chính sách.
Cùng với đó, thực hiện tự chủ đã tạo điều kiện
cho các trường chủ động trong quản lý, sử dụng
các nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ đào
tạo, nghiên cứu khoa học trên cơ sở chấp hành
quy chế thu - chi nội bộ của nhà trường và các quy
định của Nhà nước. Sau khi thực hiện tự chủ, cơ
cấu chi thay đổi theo hướng tăng chi hoạt động sự
nghiệp và giảm chi dịch vụ. Chi sự nghiệp tăng
từ 70,6% giai đoạn trước tự chủ (2013 - 2014) lên
72,4% giai đoạn sau tự chủ (2015 - 2016) tập trung
chủ yếu vào chi cho con người, chi học bổng sinh
viên, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm. Chi
từ NSNN cấp vẫn ưu tiên cho các hoạt động đầu
tư, xây dựng cơ bản và chi thường xuyên. Tốc độ
tăng thu lớn hơn so với tăng chi, nguồn chênh
lệch thu - chi được các trường trích lập các quỹ,
đầu tư mua sắm trang thiết bị, chính sách học
bổng cho sinh viên, đầu tư hoạt động tư vấn và
nghiên cứu khoa học.
Nhìn chung, các chính sách của Nhà nước về
tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói
riêng, thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích
cực, giúp các trường chủ động hơn trong khai thác
nguồn thu và quản lý chi tiêu, mở rộng và quảng
bá chương trình đào tạo chất lượng cao, liên kết,
đào tạo ngắn hạn, dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao
chất lượng và uy tín để thu hút sinh viên trong và
ngoài nước. Các trường thực hiện thí điểm tự chủ
tài chính cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ,
xây dựng các quy chế, định mức chi tiêu phù hợp
hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
vẫn còn một số vấn đề đặt ra trong tự chủ tài chính
đối với GDĐH.
Trong điều kiện nguồn ngân sách dành cho
GDĐH còn hạn hẹp thì thực hiện tự chủ tài chính
của các trường đại học công lập (ĐHCL) là tất yếu,
để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời
vận động các nguồn lực của xã hội cho phát triển
GDĐH. Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tài chính đối với các cơ sở giáo dục ĐHCL đã mở
ra, tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục ĐHCL nâng
cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản
lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng NSNN
được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Khi thực hiện
chế độ giao, khoán mức chi như điện thoại, văn
phòng, công tác phí… sẽ giảm đáng kể chứng từ,
hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết kiệm các nguồn
kinh phí để từ đó góp phần vào việc tăng thu nhập
cho giảng viên và công nhân viên.
Thực tế cho thấy, nguồn tăng thu của các trường
đại học hiện nay vẫn là tăng quy mô đào tạo chưa
huy động được các nguồn thu từ các hoạt động
dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ và dịch