Page 41 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

40
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng cho các
tổ chức và cá nhân trong nước…
Một số trường đại học được tự chủ về mức chi
nhưng tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫn tới hiệu
quả của việc thực hiện tự chủ không hơn là bao so
với không tự chủ. Trong thời gian dài, do bị khống
chế về trần học phí, mức trần học phí thường thấp,
thu không đủ chi, cho nên một số cơ sở giáo dục
ĐHCL xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy
định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong
việc sử dụng nguồn thu.
Việc duy trì mức học phí thấp dẫn đến các cơ
sở giáo dục ĐHCL không có đủ nguồn để cải thiện
thu nhập cho giảng viên từ nguồn học phí chính
quy, không thu hút và giữ được những giảng viên
có trình độ tham gia giảng dạy. Để có nguồn bổ
sung thu nhập, các trường phải khai thác từ các
hoạt động đào tạo không chính quy, dẫn đến thời
gian đứng lớp của giảng viên đại học phần lớn bị
quá tải.
Hầu hết các giảng viên đại học đều vượt định
mức giờ giảng theo quy định, có những trường
hợp vượt tới 150% - 200% định mức giờ giảng.
Điều này khiến cho việc giảng viên đại học không
có thời gian để nghiên cứu khoa học, nâng cao
trình độ nghiệp vụ, đổi mới nội dung bài giảng,
phương pháp sư phạm... Đây cũng là một trong
những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo.
Một số vấn đề đặt ra
Để nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ
tài chính của các trường ĐHCL, cần quan tâm đến
một số nội dung sau:
- Các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản
hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất
lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao
tự chủ nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính
sách. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa
đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định
mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho
các đơn vị; Sửa đổi chế độ khấu hao tài sản cố định
(nhất là máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy với
thời gian 3 năm là hợp lý); Sửa đổi chính sách phí,
lệ phí cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Trao nhiều quyền tự chủ về mức thu hơn nữa
cho các trường ĐHCL, trước hết là thu học phí, lệ
phí. Các cơ sở GDĐH công lập được phép tính đủ
chi phí tiền lương và chi phí hoạt động thường
xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị SNCL trên cơ
sở khung giá do Nhà nước quy định, chi phí khấu
hao tài sản cố định trong học phí của cơ sở GDĐH
công lập, đảm bảo nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp
chi phí đào tạo trong học phí. Nhà nước sẽ thực
hiện các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo,
người dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa
về mức học phí… tạo điều kiện cho mọi người đều
được tiếp cận GDĐH.
- Các trường cần tiếp tục đổi mới toàn diện: Xây
dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết,
đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng;
Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả
hoạt động của từng người lao động. Trong đó, chú
trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả
công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người
có năng lực, có trình độ. Đặc biệt là phải xây dựng
được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở
vật chất trong ngắn hạn và dài hạn; Coi trọng và
tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ
các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài.
Cùng với đó, các trường cần xây dựng bộ máy, các
chuyên gia, chuyên viên thực hiện các hoạt động
tham mưu cho Ban Giám hiệu về nội dung, biện
pháp thực hiện, cung cấp các thông tin, các phương
án lựa chọn để người lãnh đạo có thể ban hành các
quyết định kịp thời, cần thiết.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu
cầu tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải
trình của các trường đại học nhằm đảm bảo các
trường đại học hoạt động theo đúng luật pháp.
- Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí NSNN
cho các cơ sở GDĐH theo kết quả đầu ra; giao ngân
sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm cuối cùng. Nhà
nước giao ngân sách gắn với các hệ thống định mức
kinh tế kỹ thuật trong đào tạo, định mức phân bổ
chi phí đào tạo, có sự phân biệt giữa cơ sở hoạt động
có chất lượng hiệu quả với cơ sở kém chất lượng,
không hiệu quả. Nhà nước thực hiện cơ chế đặt
hàng đối với đào tạo đại học. Tất cả các cơ sở GDĐH
đều được tham gia vào quy trình tuyển chọn kinh
phí đặt hàng đào tạo từ NSNN.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới
cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP
ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014 – 2017;
3. Chính phủ, các nghị định: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015;
4. Bộ Tài chính (2011), Đánh giá tình hình thực hiện tự chủ tài chính và
định hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường ĐHCL giai đoạn
2012 – 2020.