Page 42 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
41
bộ máy, biên chế và tài chính trong các đơn vị sự
nghiệp công lập, trong đó có cả BVCL) có hiệu lực.
Số liệu thống kê cho thấy, kể từ khi được giao
tự chủ toàn bộ chi hoạt động thường xuyên, các
bệnh viện là đơn vị có nguồn thu tăng mạnh nhất
và quy mô nguồn thu sự nghiệp lớn nhất. Nguồn
thu sự nghiệp của nhóm bệnh viện này cũng đạt
83% trong giai đoạn 2013-2015 so với giai đoạn
2010-2012 và cao hơn nhóm bệnh viện tự chủ
một phần chi hoạt động thường xuyên với tốc độ
tăng trưởng đạt 33,6% trong giai đoạn 2013-2015
so với giai đoạn 2010-2012. Nhìn chung, so với
năm 2006 (thời điểm trước khi áp dụng Nghị định
số 43/2006/NĐ-CP), nguồn thu sự nghiệp của
các BVCL thuộc Bộ Y tế đã tăng mạnh đạt mức
khoảng 262 tỷ đồng/bệnh viện (276%) so với 69,6
tỷ đồng năm 2006.
Chi thường xuyên tại các bệnh viện tự chủ cũng
đã tăng lên đáng kể, cả về giá trị tương đối và giá
trị tuyệt đối. Tính trung bình, tổng chi hoạt động
thường xuyên của các bệnh viện trong thời gian
từ năm 2007-2015 là 272,5 tỷ đồng, tăng 173% so
với năm 2006 (thời điểm trước khi áp dụng Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP). So sánh các giai đoạn
tự chủ thấy rằng, sau khi triển khai Nghị định số
43/2006/NĐ-CP, chi hoạt động thường xuyên qua
các giai đoạn đều tăng mạnh, đặc biệt là giai đoạn
từ năm 2010-2012, chi hoạt động thường xuyên
tăng 90,82% so với giai đoạn trước. Xét về cơ cấu
chi, khoản chi chuyên môn nghiệp vụ là nhiều
nhất và có tốc độ tăng lớn nhất sau khi các bệnh
viện áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, đáng chú ý
là chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức
cũng tăng mạnh sau 09 năm áp dụng cơ chế tự
chủ tài chính, với tốc độ tăng trung bình trên 60%
qua các giai đoạn…
Tình hình triển khai tự chủ tài chính
tại các bệnh viện công lập
Từ năm 2000 đến nay, các bệnh viện công lập
(BVCL) đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ chế tài
chính qua việc triển khai thực hiện chủ trương tự
chủ tài chính. Chủ trương này đã ghi nhận nhiều
kết quả tích cực, nhất là kể từ sau khi Nghị định
số 43/2006/NĐ-CP (quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
NÂNGCAOHIỆUQUẢTRIỂNKHAI CƠCHẾ
TỰCHỦTÀICHÍNHTẠICÁCBỆNHVIỆNCÔNGLẬPTHUỘCBỘYTẾ
ThS. ĐỖ ĐỨC KIÊN
– Thanh tra Bộ Tài chính *
Tài chính y tế theo hướng tự chủ là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của ngành Y tế để phù
hợp với cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng điều trị khám, chữa bệnh của các
cơ sở y tế... Bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện tự chủ về tài chính tại các bệnh viện hiện nay
đang gặp không ít những khó khăn và thách thức. Khái quát những mặt được và chưa được trong
triển khai thực hiện tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc Bộ Y tế, bài viết đề xuất một
số giải pháp nhằm triển khai hiệu quả chủ trương này trong thời gian tới.
Từ khóa: Tài chính, y tế, bệnh viện công lập, khám chữa bệnh
SOLUTIONS TO IMPROVE THE FINANCIAL AUTONOMY
PERFORMANCE IN PUBLIC HOSPITALS UNDER MINISTRY
OF HEALTH
Financial autonomy for healthcare services is
an essential development of healthcare sector in
the context of market mechanism that meets the
requirement for the improved performance of
healthcare and medical treatment in healthcare
services. In addition to the advantages, the
implemen-tation of financial autonomies
in public hospitals is currently facing great
difficulties and challenges. This paper
summarizes the advantages and disadvantages
of financial autonomies in some public hos-
pital under Ministry of Health to recommend
solutions to improve performance of this process.
Keywords: Finance, healthcare, public hospital, healthcare
and medical treatment
Ngày nhận bài: 13/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 30/7/2018
Ngày duyệt đăng: 3/8/2018
*Email:
doduckien@mof.gov.vn