Page 43 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

42
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Sự chuyển đổi cơ chế tài chính trong quá trình
thực hiện các chính sách xã hội hóa và tự chủ mặc
dù đã đem lại nhiều kết tích cực, song vẫn còn một
số vấn đề cần được xem xét đầy đủ và cụ thể hơn
thông qua những mặt tích cực và tiêu cực, gồm:
Những chuyển biến tích cực
Cơ chế tự chủ tài chính đã đem lại sự linh hoạt
và hiệu quả hơn trong vấn đề quản lý tài chính của
các BVCL, cụ thể:
Thứ nhất,
cơ chế tự chủ tài chính đã phát huy
tính năng động, sáng tạo và khuyến khích các
bệnh viện huy động các nguồn vốn ngoài ngân
sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị phát triển
hoạt động khám chữa bệnh. Theo số liệu thống
kê của Bộ Y tế (2017), hoạt động vay vốn của các
BVCL ngày càng tăng. Năm 2017, có 9 đơn vị đã
vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 1.944,8
tỷ đồng (lãi suất vay từ 6,9% đến 11,4%/năm tùy
theo hợp đồng), đến nay đã trả trên 1.469,3 tỷ
đồng lãi và gốc vay. Thực hiện Nghị quyết số 93/
NQ-CP của Chính phủ, 4 ngân hàng thương mại
(BIDV, Viettinbank, VIB, Vietcombank) đã triển
khai các gói tín dụng ưu đãi để các BVCL, các nhà
đầu tư trong lĩnh vực y tế vay vốn với lãi suất ưu
đãi (2 năm đầu khoảng 6-7%/năm, từ năm thứ 3
trở đi bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng + tối đa 2%)
để đầu tư, phát triển hoạt động chuyên môn, hoạt
động dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội.
Thứ hai,
cơ chế tự chủ tài chính tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển hoạt động liên doanh liên
kết. Theo số liệu của Bộ Y tế (2017), đến năm 2016,
các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã triển khai khoảng 190
đề án liên doanh, liên kết với tổng số vốn huy động
là 2.022,7 tỷ đồng, trong đó các nhà đầu tư là 1.839,2
tỷ đồng (90,93%); vốn huy động của cán bộ, viên
chức là 253,4 tỷ đồng (12,53%); vốn từ nguồn quỹ
phát triển sự nghiệp 49,5 tỷ đồng (2,45%). Nguồn
vốn từ hoạt động liên doanh liên kết (hoạt động xã
hội hóa) chủ yếu được dùng để mua sắm các trang
thiết bị phục vụ cho yêu cầu khám chữa bệnh của
người dân và từng bước nâng cao chất lượng dịch
vụ. Nhờ có hoạt động liên doanh liên kết và xã hội
hóa, người dân đã có cơ hội được tiếp cận nhiều
hơn tới các dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến và
chất lượng.
Thứ ba,
cơ chế tự chủ tài chính giúp các BVCL đa
dạng và quản lý chặt chẽ nguồn thu để có nguồn
kinh phí bảo đảm hoạt động của đơn vị mình. Kể
từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP được triển
khai áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp công lập,
nguồn thu sự nghiệp của các BVCL đã tăng mạnh.
Tỷ lệ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước (NSNN)
cũng giảm đáng kể. Kết quả này có được là do các
bệnh viện đã thực hiện một số giải pháp để tăng
thu như: Mở rộng các loại hình dịch vụ khám chữa
bệnh theo nhu cầu; Quản lý chặt chẽ nguồn thu;
Mở rộng và tăng quy mô năng lực cung cấp dịch
vụ; Sắp xếp và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất,
nhân lực để tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp
với chức năng nhiệm vụ…
Thứ tư,
cơ chế tự chủ tài chính cũng đã
khuyến khích sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các
nguồn kinh phí để tăng thu nhập cho cán bộ,
trích lập các quỹ. Do được giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm trong sử dụng NSNN và các
nguồn thu nên các đơn vị đã chủ động sử dụng
các nguồn tài chính cho các hoạt động chuyên
môn, bố trí hợp lý các khoản chi trong dự toán
ngân sách được giao. Vấn đề cho phép chuyển
kinh phí chưa sử dụng, số chưa quyết toán sang
năm sau đã khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm,
có hiệu quả nguồn NSNN và các nguồn thu sự
nghiệp. Mặt khác, các BVCL cũng được quyền
tự chủ trong việc phân bổ chênh lệch thu chi và
trích lập các quỹ theo quy định, trong đó phần
HÌNH 1: NGUỒN THU SỰ NGHIỆP TRUNG BÌNH CỦA CÁC
BỆNH VIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2015 (TRIỆU ĐỒNG)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
HÌNH2: SO SÁNHNGUỒNTHU SỰNGHIỆPTRUNG BÌNH CỦANHÓM
BỆNHVIỆNTỰCHỦMỘT PHẦNVÀNHÓMTỰCHỦTOÀN BỘCHI
HOẠT ĐỘNGTHƯỜNG XUYÊNGIAI ĐOẠN2007-2015 (TRIỆUĐỒNG)
Nguồn: Tác giả tổng hợp