Page 56 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
55
và tập trung đất đai. Theo đó, trước hết phải thay
đổi căn bản chính sách về đất đai hiện nay gắn với
các chính sách về công nghệ, thuế, tín dụng, bảo
hiểm… Trong đó, chính sách về đất đai, vấn đề tích
tụ và tập trung ruộng đất có ý nghĩa then chốt để
đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch, thân
thiện với môi trường.
Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định hiện
hành về đất đai, bao gồm cả luật pháp (vấn đề hạn
điền, quy hoạch sử dụng đất…) đến các vấn đề về
cơ chế, chính sách theo hướng hỗ trợ, tạo thuận lợi
cho các DN tiếp cận đất đai sản xuất nông nghiệp;
rà soát sửa đổi các quy định nhằm đơn giản hóa và
giảm bớt các thủ tục về đất đai; Áp dụng chế độ
miễn giảm và thời hạn thanh toán tiền thuê đất linh
hoạt, phù hợp với nhu cầu sử dụng của DN; Cho
phép các DN được phép thế chấp quyền sử dụng
đất để vay vốn ngân hàng và huy động vốn cho sản
xuất - kinh doanh.
Chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các cấp chính quyền địa phương đôn
đốc các cơ quan trực thuộc nghiêm túc thực hiện
quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký
kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính liên
quan tạo thuận lợi cho DN.
Ba là,
tiếp tục đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại
ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng và xây dựng nông thôn mới. Trong đó, cần
quan tâm ưu tiên phát triển ngành theo ba trục sản
phẩm chính, bao gồm: Các sản phẩm chủ lực quốc
gia; Chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh;
Chuỗi giá trị đặc sản địa phương.
Ưu tiên thu hút đầu tư của DN quy mô lớn, đóng
vai trò hạt nhân, dẫn dắt, phát triển chuỗi giá trị
đồng bộ; Tập trung thu hút đầu tư vào các cụm
liên kết ngành cấp vùng, gắn với các vùng chuyên
canh lớn của các doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt
nhân của cụm và các vệ tinh gồm các khu/cụm công
nghiệp dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh; Ưu tiên
thu hút DN vừa và nhỏ đối với sản phẩm có lợi thế
của địa phương, tập trung thu hút vào các cụm liên
kết ngành cấp tỉnh, gắn với vùng nguyên liệu của
doanh nghiệp, kết nối giữa khu hạt nhân của cụm
(khu/vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
tại các tỉnh) và các khu/cụm công nghiệp - dịch vụ
hỗ trợ nông nghiệp cấp tỉnh; Gắn với chỉ dẫn địa lý
cụ thể, được xây dựng và phát triển cùng với xây
dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản
phẩm”; Ưu tiên thu hút đầu tư của DN quy mô cực
nhỏ, DN khởi nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất
kinh doanh đối với các mặt hàng đặc sản của địa
phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” gắn
với các tiểu vùng có sản phẩm đặc sản vùng miền.
Bốn là,
ưu tiên các DN đầu tư, nghiên cứu, chuyển
giao, ứng dụng vào các nhóm lĩnh vực, ngành nghề
như: Phát triển vùng sản xuất tập trung trong các
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản; Sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi,
giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản; Ứng dụng
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ
vật liệu mới, công nghệ tự động hóa; Chế biến, bảo
quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu, tinh chế muối.
Năm là,
đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút
mạnh mẽ DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Chính phủ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành,
địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh
không cần thiết, nâng cao chất lượng môi trường
kinh doanh trong nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ
chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng
thời, hỗ trợ DN tiếp cận có thời hạn lâu dài với đất
đai, phù hợp với các quyền sử dụng hợp pháp của
nhà đầu tư; tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ
tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu
tư thực hiện các dự án; Xây dựng cơ chế khuyến
khích mạnh mẽ hơn các nhà đầu tham gia xây dựng
và kinh doanh kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn theo nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là
đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Bên cạnh đó,
Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật nông nghiệp, giúp giảm chi phí đào tạo ban
đầu cho các nhà đầu tư, nhất là đối với lĩnh vực ưu
tiên thu hút đầu tư.
Sáu là,
nhà đầu tư, DN trong nông nghiệp, nông
thôn cần có chiến lược kinh doanh lâu dài, đúng
cam kết, đúng tiến độ, thực tâm hình thành mối
quan hệ bình đẳng, cùng thắng với nông dân và các
bên trong chuỗi giá trị sản xuất theo quan điểm các
bên (nhà đầu tư, nhà nước và người dân, nhà băng)
cùng thắng trong hoạt động kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X), Nghị quyết số 26 - NQ/
TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
2. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp đến năm 2020;
3. Hội nghị “Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp”, tại TP.
Đà Lạt (Lâm Đồng), ngày 30/7/2018;
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiềm năng, cơ hội và định hướng
giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp;
5. Bộ Công Thương, Phát triển hạ tầng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp nông
nghiệp mở rộng thị trường.