Page 57 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
này trở nên quen thuộc với các nước phát triển và
đang phát triển trong công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế. Một số quốc gia trên thế giới như:
Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc,
Hà Lan, Brazil… đã ứng dụng thành công mô hình
này vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo nền
tảng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi nước. Cụ thể:
Nhật Bản:
Với chủ trương tư nhân hóa, Chính phủ nước
này đã kịp thời thông qua sự hợp tác và huy động
nguồn lực của cả hai khu vực công tư, qua đó giúp
nền kinh tế của nước này bứt tốc mạnh mẽ trong
giai đoạn khó khăn sau chiến tranh, để gia nhập
nhóm ba nền kinh tế lớn nhất thế giới với những
thành tựu lớn trên nhiều lĩnh vực.
Xu hướng PPP tiếp tục được Nhật Bản đẩy
mạnh kể từ sau năm 2000. Theo đó, PPP được hiểu
là hợp phần trong chủ trương cải cách khu vực
công nhằm khắc phục sự thiếu hụt nguồn tài chính,
thực hiện tối đa hóa lợi ích, và cung cấp tốt hơn các
dịch vụ công với chi phí thấp nhất.
Nội dung chính của sự hợp tác là chia sẻ rủi
ro và trách nhiệm giữa nhà nước và khu vực tư
nhân, trong đó trách nhiệm gánh chịu chính đối
với những rủi ro thuộc về khu vực tư nhân. Tuy
nhiên, Nhà nước cũng có trách nhiệm trong việc hỗ
trợ khu vực tư nhân về tài chính để đảm bảo dự án
khả thi và giảm bớt khó khăn cho khu vực tư nhân.
Ngoài các phương thức hợp tác truyền thống,
Nhật Bản còn ban hành nhiều biện pháp, quy định
và chính sách để thúc đẩy các mô hình PPP-BOT
khác nhau, trong đó đáng chú ý là Luật về thúc
đẩy các Sáng kiến tài chính tư nhân. Kết quả đánh
Kinh nghiệm của một số nước
trong triển khai mô hình PPP - BOT
Khái niệm PPP-BOT xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1984 do Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Turgut Ozal
đưa ra tại Hội nghị về công cuộc tư nhân hóa các
dự án của khu vực công. Từ đó đến nay, mô hình
HIỆUQUẢ TRIỂNKHAI CÁC DỰÁNBOT
TẠI MỘT SỐNƯỚC VÀHÀMÝ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
ThS. ĐỖ TIẾN TRUNG
- Trung tâm Bảo hiểm Tài liệu lưu trữ Quốc gia (Bộ Nội vụ) *
Trước sức ép ngày càng tăng về nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong điều kiện ngân sách
nhà nước cũng như nguồn tài trợ ngày càng thu hẹp, mô hình đối tác công - tư (PPP) đã ra đời với nhiều
hình thức khác nhau. Trong đó, BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) làmột trong những phương
thức PPP phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Trước sự phát triểnmạnhmẽ của các dự án BOT thời
gian gần đây, đòi hỏi các nước phát triển và đang phát triển, gồmcả Việt Nam, cần có các giải pháp để
tiếp tục nâng cao hiệu quả các dự án BOT. Khảo sát kinh nghiệmquốc tế trong triển khai các dự án BOT,
bài viết đề xuấtmột số giải pháp nhằmgiúp nâng cao hiệu quả của các dự án BOT.
Từ khóa: BOT, đối tác công tư, hạ tầng cơ sở, ngân sách nhà nước
PERFORMANCE OF BOT PROJECTS OF COUNTRIES AND
IMPLICATIONS TOWARDS VIETNAM
Before the pressure of increasing demand for
investment capital for technical infrastructure
develop-ment in the context of tightening
state budget and supports, the model of
public-private partnership (PPP) was born in
different forms. Among which, BOT (building
– operation – transfer) is the most popular
model in the world and in Vietnam. Before the
fast development of BOT recently, the emerg-
ing countries including Vietnam have to take
measures to improve the performance of BOT
projects. This paper examines international
experience in implementing BOT projects
and recommends solu-tions to improve
performance of these projects in Vietnam.
Keywords: BOT, public – private partnership, infrastructure,
state budget
Ngày nhận bài: 19/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/8/2018
Ngày duyệt đăng: 6/8/2018
*Email:
Dttrungltqg@gmail.com