Page 58 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
57
giá cho thấy, sau khi Luật này chính thức có hiệu
lực, trên toàn lãnh thổ Nhật Bản đã có 310 dự án
BOT được triển khai dưới hình thức Sáng kiến tài
chính tư nhân.
Trung Quốc:
Quốc gia này bắt đầu chính sách thu phí đường
bộ “vay vốn làm đường, thu phí hoàn trả khoản
vay” làm trọng tâm khoảng 25 năm nay. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho loại hình đầu tư này phát
triển, Trung Quốc đã xã hội hóa việc huy động vốn;
thiết lập hệ thống pháp luật, môi trường chính sách
phù hợp; giảm thiểu trở ngại mang tính chất thể
chế - chính sách, khuyến khích các nguồn vốn xã
hội đầu tư vào lĩnh vực đường cao tốc thông qua
các kênh khác nhau, đồng thời đề ra cơ chế hoàn
trả phù hợp.
Dự án Siêu xa lộ Quảng Châu – Thâm Quyến nối
liền hai thành phố chính ở 2 tỉnh này với 123 km
đường cao tốc và 06 làn đường là một ví dụ điển
hình trong xã hội hóa đầu tư, triển khai phương
thức PPP-BOT. Mặc dù có một số hạn chế trong
việc thu hồi đất dẫn đến phát sinh thêm chi phí
nhưng Chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng có
giải pháp phù hợp, đồng thời rút ra bài học cho
các dự án BOT khác như phân tích tác động của
các giải pháp thay thế cũng như quản lý rủi ro liên
quan đến dự án đầu tư.
Philippines:
Kinh nghiệm về việc triển khai mô hình PPP
và phương thức BOT ở Philipines đã chỉ ra sự cần
thiết của việc giải quyết các vấn đề khác nhau, bắt
đầu từ khuôn khổ pháp lý đến mức độ trách nhiệm
của các cơ quan chính phủ có liên quan đến chu
trình dự án, tức là từ cấp đầu vào dự án đến thực
hiện và hoàn thành. Philippines là quốc gia đầu
tiên trong khu vực Đông Nam Á ban hành Luật
BOT và Chính phủ nước này đã sử dụng giải pháp
BOT một cách thành công trong giải quyết vấn nạn
thiếu hụt về năng lượng vào những năm 90.
Khảo sát cho thấy, Chính phủ Philiippines đã
tạo ra một cơ cấu thể chế để hỗ trợ chương trình cơ
sở hạ tầng tư nhân, trong đó có BOT: Mỗi cơ quan
có một trung tâm BOT, chịu trách nhiệm điều phối
việc thiết kế, thực hiện các dự án BOT của mình;
Quốc gia, tỉnh và chính quyền thành phố lựa chọn
các dự án theo phân cấp quy định; Các cơ quan
đề xuất danh sách các dự án ưu tiên và phải có sự
chấp thuận của Ủy ban điều phối và cơ quan phát
triển đầu tư kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, Chính phủ nước này còn thành lập
một trung tâm BOT (trực thuộc Bộ Thương mại)
để thực hiện các nhiệm vụ như tập hợp danh sách
các dự án được đề xuất đủ điều kiện; Tư vấn cho
nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Philippines
trong lĩnh vực xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng;
Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các quan chức chính
quyền Trung ương và địa phương về việc thiết kế
và thực hiện dự án; Quảng bá cho chương trình
BOT Philippines và dự án cụ thể thông qua các tài
liệu quảng cáo và các chương trình đường bộ.
Phương pháp tiếp cận và sử dụng BOT tại
Philippines có thể điểm lại như sau: Chính phủ cho
phép tư nhân tham gia vào cung cấp cơ sở hạ tầng,
trong đó phân bổ rõ ràng vai trò, chức năng, quyền
hạn, nhiệm vụ và quyền lợi giữa Chính phủ và khu
vực tư nhân; Luật BOT được coi là đạo luật cơ bản
thiết lập nên chính sách của Chính phủ và khuôn
khổ pháp lý cho việc thực hiện BOT; Đấu thầu cạnh
tranh được xác định là hình thức chủ yếu; Xác định
rõ cơ quan chịu trách nhiệm giám sát các dự án
BOT tại các giai đoạn phát triển khác nhau, từ cấp
đầu vào dự án, xây dựng cho đến thực hiện…
Anh:
Là một trong những quốc gia áp dụng mô hình
PPP sớm nhất và đã có nhiều trải nghiệm để thành
công trong việc thực hiện các dự án BOT. Động cơ
ban đầu của Chính phủ nước này là thu hút nguồn
vốn tư nhân nhằm hỗ trợ ngân sách chính phủ. Tuy
nhiên, theo thời gian, mục đích thực hiện các dự
án BOT dần thay đổi, Chính phủ Anh chỉ lựa chọn
những dự án tạo ra giá trị vượt trội so với hình
thức đầu tư truyền thống. Những dự án chứng tỏ
có giá trị cao sẽ nhận được cam kết tài trợ dưới
dạng tín dụng cho Sáng kiến tài chính tư nhân. Để
kiểm soát, Nhà nước trao quyền cho Cơ quan kiểm
toán quốc gia để giám sát độc lập toàn bộ các dự
án PPP, trong đó có BOT.
HÌNH 1: SƠ ĐỒ HÌNH THỨC HỢP TÁC PPP
Nguồn: hfic.vn