Page 59 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

58
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hà Lan:
Quốc gia này khởi động chương trình PPP từ
những năm 1999 bằng việc thành lập Trung tâm
kiến thức PPP. Từ đó đến nay, Trung tâm này giữ
vai trò quan trọng hướng dẫn cho khu vực nhà nước
và tư nhân các công việc cụ thể trong dự án PPP-
BOT; Xây dựng những tài liệu và công cụ tiêu chuẩn
để đo lường giá trị gia tăng của dự án theo mô hình
BOT so với mô hình đầu tư truyền thống.
Chính sách của Hà Lan là sử dụng BOT để thực
hiện các dự án công rẻ, nhanh và hiệu quả hơn. Trên
cơ sở chủ trương đó, thực hiện đánh giá giá trị thặng
dư mà mô hình BOT mang lại cho dự án. Yếu tố quan
trọng thúc đẩy sự phát triển của các dự án BOT ở Hà
Lan là đánh giá giá trị gia tăng mang lại từ dự án ở
các giai đoạn chuẩn bị và đấu thầu. Kết quả so sánh
giữa đầu tư theo mô hình BOT và đầu tư theo truyền
thống được xem làm căn cứ để quyết định có tiếp tục
thực hiện dự án bằng mô hình BOT hay không?
Ấn Độ:
Nhận thức được các lợi ích mà mô hình BOT đem
lại, từ những năm 1990 đến nay, Ấn Độ áp dụng
BOT rộng rãi cho phát triển cơ sở hạ tầng. Nhiều bài
học trong triển khai các dự án BOT của Ấn Độ đã
được tổng quát một cách cụ thể, đó là: Chính phủ
trợ cấp cho một số dự án dựa trên rủi ro và lợi ích
trong các giai đoạn khác nhau nhằm khuyến khích
sự tham gia của khu vực tư nhân. Các cam kết hỗ trợ
về chính trị mạnh mẽ từ phía Chính phủ cũng là yếu
tố quan trọng nhất tạo ra sự sáng tạo và vận hành
hiệu quả của mô hình BOT trong phát triển cơ sở hạ
tầng; Sự minh bạch đóng vai trò quan trọng đối với
việc ký kết hợp đồng BOT, bởi đây là mấu chốt giúp
phòng, chống tham nhũng trong các hợp đồng của
Chính phủ; Sự nhất quán của chính sách, đảm bảo
các quy định của Chính phủ có tính hiệu quả và linh
hoạt; Xây dựng hợp đồng cần phải cẩn trọng, tập
trung vào phân bổ rủi ro và bù đắp chi phí; Chính
sách tài chính cho dự án BOT và vai trò của các bên
tham gia trong dự án BOT được xác định rõ ràng…
Tại Brazil:
Nhìn chung, các dự án BOT tại Brazil đều được
đánh giá là đạt yêu cầu. Bài học kinh nghiệm có thể
rút ra từ quá trình triển khai dự án BOT tại nước
này chính là gắn dự án BOT với các ưu tiên phát
triển do Chính phủ thiết lập, tạo điều kiện cho sự
chuẩn bị và thực hiện dự án. Đặc biệt nhằm giảm
tình trạng dư thừa và thiếu thống nhất trong khuôn
khổ pháp lý, Chính phủ Brazil đã nâng cao hiệu quả
trong việc thực hiện các dự án nhượng quyền và
BOT, giúp tăng tiến độ và giảm việc đội vốn.
Nhìn chung, hỗ trợ công là một điều tất yếu cho
sự thành công của bất kỳ dự án BOT khi được triển
khai tại Brazil. Việc thực hiện kiểm toán định kỳ
các dự án BOT, sử dụng chuyên môn phù hợp và
công khai kết quả kiểm toán phần nào đã góp phần
đảm bảo hỗ trợ công cho các dự án nhượng quyền
và BOT tại nước này.
Hàm ý đối với Việt Nam
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, hiệu quả
của dự án BOT có thể được nâng cao bởi những
yếu tố sau: Khung pháp lý đầy đủ và minh bạch;
Lựa chọn đối tác tư nhân có năng lực thông qua
công tác đấu thầu cạnh tranh công khai, minh bạch;
Tối đa hóa lợi ích cho các bên tham gia hợp đồng
BOT; Có chính sách phân bổ rủi ro cân bằng, hợp
lý; Môi trường vĩ mô ổn định. Tuy nhiên, thực tiễn
cho thấy, việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông
theo hình thức PPP tại Việt Nam thời gian qua
cũng bộc lộ một số tồn tại về cơ chế chính sách và
công tác quản lý nhà nước trong quá trình tổ chức
thực hiện.
Những tồn tại, khó khăn của các dự án BOT tập
trung chủ yếu vào một số nhóm vấn đề: Nguồn
vốn đầu tư huy động tập trung chủ yếu vào lĩnh
vực đường bộ nên chưa tác động tích cực đến việc
tái cơ cấu thị phần vận tải; Một số trạm thu phí bố
trí chưa hợp lý dẫn tới người dân không có sự lựa
chọn; Thông tin về dự án chưa được công bố rộng
rãi tạo điều kiện cho người sử dụng giám sát; Các
BẢNG 1: NHU CẦU NGUỒN VỐN XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ
CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐẾN NĂM 2020 (tỷ đồng)
TT
Lĩnh vực
Tổng mức
đầu tư
Vốn góp
nhà nước
Vốn nhà đầu
tư huy động
1 Đường bộ
279.113 112.687
166.426
2
Hàng hải
45.494
1.811
43.683
3 Đường thủy
13.990
3.000
10.990
4 Hàng không
55.976
1.000
54.976
5 Đường sắt
58.071 38.304
19.767
Tổng cộng
452.644 156.802
295.842
Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải
Hiệu quả của dự án BOT có thể được nâng cao
bởi những yếu tố sau: Khung pháp lý đầy đủ
và minh bạch; Lựa chọn đối tác tư nhân có
năng lực thông qua công tác đấu thầu cạnh
tranh công khai, minh bạch; Tối đa hóa lợi
ích cho các bên tham gia hợp đồng BOT; Có
chính sách phân bổ rủi ro cân bằng, hợp lý;
Môi trường vĩ mô ổn định.