Page 60 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
59
dự án đều áp dụng hình thức chỉ định thầu lựa
chọn nhà đầu tư nên tính cạnh tranh chưa cao; Hệ
thống pháp lý chưa hoàn thiện; Chưa thu hút được
nhà đầu tư nước ngoài…
Để nâng cao hiệu quả triển khai dự án BOT, thời
gian tới, Việt Nam cần tập trung giải quyết một số
vấn đề sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách
nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác huy động
nguồn vốn tư nhân để thực hiện các dự án cơ sở
hạ tầng. Hệ thống khuôn khổ pháp lý về dự án
BOT cần quy định rõ về vai trò, trách nhiệm, chức
năng, quyền lực, quyền và nghĩa vụ của các cơ
quan chính phủ liên quan, gồm cơ quan chịu trách
nhiệm giám sát và cơ quan chịu trách nhiệm thực
hiện trong suốt vòng đời của dự án.
Thứ hai,
cân nhắc tiến tới thành lập một cơ quan
chuyên trách nghiên cứu chính sách, cũng như làm
đầu mối quản lý nhà nước, đào tạo nhân lực và tư
vấn, hỗ trợ các bên trong quá trình thực hiện các dự
án BOT. Việt Nam cũng nên cân nhắc tiến tới thành
lập một cơ quan chuyên trách nghiên cứu chính sách
cũng như làm đầu mối quản lý nhà nước, đào tạo
nhân lực và tư vấn, hỗ trợ các bên trong quá trình
thực hiện các dự án PPP. Cơ quan này có thể gọi là
Trung tâm PPP với nhiệm vụ chính là: Nghiên cứu
chính sách liên quan đến chương trình PPP; Tiêu
chuẩn hóa và cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho
các dự án thực hiện theo hình thức PPP; Xúc tiến các
dự án đầu tư theo hình thức đầu tư PPP; Đào tạo
nhân lực tham gia và quản lý các dự án PPP.
Thứ ba,
có chính sách phân bổ các rủi ro của dự
án hợp lý cho mỗi bên với một quy trình giám sát,
phân chia, chuyển giao và kiểm soát rủi ro bằng cách
phân tích các rủi ro của dự án trước khi tiến hành
đấu thầu, thành lập những đơn vị hoặc trung tâm
chuyên trách về lĩnh vực phân bổ rủi ro nhằm xem
xét, theo dõi và tư vấn cho các chủ đầu tư dự án.
Thứ tư,
tăng cường áp dụng đấu thầu cạnh tranh
một cách công khai, minh bạch để lựa chọn được
nhà đầu tư tư nhân có năng lực; Hạn chế hình thức
chỉ định thầu bằng cách đề ra các giới hạn, điều kiện
và tiêu chí chặt chẽ đối với các trường hợp được áp
dụng hình thức này và thủ tục thực hiện. Việc lựa
chọn một mô hình cụ thể và phân bổ rủi ro đi kèm
được cần được xác định dựa trên sự đánh giá, phân
tích về lợi ích công cộng và lợi nhuận tài chính.
Thứ năm
, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức được giao
nhiệm vụ trong lĩnh vực BOT, đặc biệt là các khâu
thẩm định dự án, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu
tư, đàm phán xây dựng hợp đồng, giám sát và đánh
giá quá trình thực hiện cũng như vận hành dự án.
Thứ sáu,
nghiên cứu xây dựng và áp dụng các
chính sách hỗ trợ mang tính khả thi, đủ sức hấp
dẫn nhà đầu tư, đa dạng dưới nhiều hình thức, như
hỗ trợ về: vốn đầu tư; chi phí vận hành. Đồng thời,
có các chính sách ưu đãi về thuế phù hợp để tăng
tính hấp dẫn cho dự án; bảo lãnh các khoản vay,
bảo lãnh doanh thu tối thiểu, tỷ giá; cam kết bù đắp
những tổn thất khi rủi ro bất khả kháng xảy ra để
bảo vệ nhà đầu tư thông qua các phương thức như
cho phép kéo dài thời gian nhượng quyền hoặc bù
đắp chi phí bằng tiền mặt hoặc các hỗ trợ khác…
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Phạm Dương Phương Thảo (2013), Kinh nghiệm triển khai mô hình
đầu tư công –tư trên thế giới để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô
thị, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
3. Đoàn Duy Khương (2012), Hợp tác công - tư trong phát triển hạ tầng giao
thông vận tải, Tạp chí Cộng sản;
3. Ngân hàng phát triển châu Á, Mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân;
4. Kỷ yếu Hội thảo Hợp tác công tư PPP, Dự án nâng cao hiệu quả thị trường
cho người nghèo;
5. Các website: mt.gov.vn, mof.gov.vn, sav.gov.vn, baokiemtoannhanuoc.vn…
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
HÌNH 2: NHU CẦU VỐN NHÀ ĐẦU TƯ HUY ĐỘNG THEO TỪNG
LĨNH VỰC TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐẾN NĂM 2020
Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải