Page 61 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

60
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tại Việt Nam, saumột thời gian dài thí điểm, hình
thức PPP chính thức được nhấn mạnh tại Điều 27
Luật Đầu tư năm 2014. Năm 2015, Chính phủ cũng
đã ban hành các Nghị định liên quan gồm: Nghị
định số 15/2015/NĐ-CP và Nghị định số 30/2015/
NĐ-CP và mới đây là Nghị định số 63/2018/NĐ-CP
ngày 04/5/2018. Tuy nhiên, điều đó chưa thể hiện
được nhiều về khung chính sách cho một hình thức
còn mới mẻ ở Việt Nam.
Dự án đầu tư theo hình thức PPP đòi hỏi sự chia
sẻ, đóng góp nguồn lực của cả hai bên đối tác nhà
nước, tư nhân, trong đó có một phần từ ngân sách
nhà nước. Do vậy, có thể nói, quản lý nhà nước
(QLNN) về dự án đầu tư xây dựng theo hình thức
PPP là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực pháp luật nhà nước do các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thực hiện đối với hình thức
đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư (NĐT),
doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành
dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Như
vậy, xét trên khái niệm này, có thể nhấn mạnh một
số yếu tố về QLNN đối với dự án đầu tư theo hình
thức PPP trong xây dựng hạ tầng như sau:
- Mục tiêu của quản lý là gia tăng sự tham gia của
khu vực tư nhân vào dự án đầu tư theo hình thức
PPP trong xây dựng hạ tầng; Sử dụng hiệu quả vốn
nhà nước trong xây dựng hạ tầng; Đảm bảo dự án
theo hình thức PPP hoạt động đúng định hướng,
đúng pháp luật, đạt mục tiêu dự án đề ra.
- Chủ thể quản lý là Nhà nước, bao gồm các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp: Quốc hội,
Chính phủ, cơ quan tư pháp và chính quyền địa
phương các cấp. Trong khi, đối tượng của quản lý
là các hoạt động liên quan đến dự án PPP ở tất cả
Quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư
Hình thức đối tác công tư (PPP) không phải là
một khái niệm mới trong lĩnh vực hạ tầng, công
trình. Hình thức PPP đầu tiên được lịch sử hiện đại
ghi nhận là mô hình nhượng quyền năm 1854 để
xây dựng và vận hành kênh đào Suez (Levy, 1996),
mở đường cho trào lưu về sự tham gia của tư nhân
trong quản lý dự án công trình công cộng. Tuy
nhiên, thuật ngữ PPP chỉ thực sự được sử dụng một
cách chính thức tại Hoa Kỳ vào khoảng những năm
50 của thế kỷ XIX với với các chương trình giáo dục
được tài trợ cả từ Nhà nước và khu vực tư nhân.
BÀNVỀ QUẢN LÝ NHÀNƯỚC ĐỐI VỚI DỰÁN
THEOHÌNHTHỨC PPP TẠI VIỆT NAM
ThS. PHẠM QUỐC TRƯỜNG
- Công ty cổ phần Tư vấn & Quản lý dự án Việt Long *
Bài viết trao đổi về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức
đối tác công tư (PPP), trong đó tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cốt lõi như: Nguyên tắc quản
lý nhà nước về dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư; Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
thành công của dự án đối tác công tư... Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn của một số quốc gia,
bài viết đưa ra những bài học kinh nghiệm để quản lý nhà nước thực hiện thành công hình thức PPP
trong các dự án đầu tư xây dựng ở nước ta thời gian tới.
Từ khóa: Quản lý nhà nước, dự án, hình thức công tư, PPP, nhà đầu tư
PUBLIC MANAGEMENT TOWARDS PUBLIC – PRIVATE
PARTNERSHIP PROJECTS IN VIETNAM
This paper exchanges views on the public
management of PPP projects and concentrates
on clarifying the theoretical issues such as:
principles of state management towards
PPP projects; elements of success of PPP
projects. In addi-tion, by investigating the
international experience in im-plementing
PPP projects, the author recommends lesson
to Vietnam in implementing successfully
these projects in Vietnam.
Keywords: State management, projects, public – private
partnership, PPP, investor
Ngày nhận bài: 16/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 2/8/2018
Ngày duyệt đăng: 7/8/2018
*Email:
phamquoctruong04@yahoo.com