Page 62 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
61
các giai đoạn của chu trình dự án, từ chuẩn bị dự
án, lập và thẩm định dự án, tổ chức thực hiện dự án,
khai thác, kết thúc dự án.
- Nội dung của quản lý là các chức năng QLNN
xét theo quá trình, bao gồm hoạch định phát triển dự
án, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách và luật
pháp, tổ chức bộ máy quản lý, giám sát và đánh giá
dự án. Dự án được hình thành bởi sự liên kết giữa
hai bên đối tác nhà nước và NĐT tư nhân. Ngoài ra,
dự án còn có sự tham gia của các bên khác có liên
quan như tổ chức tài trợ, người sử dụng dịch vụ. Mô
hinh nay mang lai lơi ich cho Nha nươc ngươi dân
va NĐT. Ngươi dân đươc cung câp dich vu hang
hoa vơi chât lương tôt hơn, Nha nươc thi tân dung
đươc nguôn lưc tai chinh, kinh nghiêm quan ly va
san se rui ro vơi NĐT. NĐT thi chấp nhận rủi ro
nhưng thu đươc lơi nhuân.
- Dự án thực hiện theo hình thức PPP phải thông
qua hợp đồng dự án. Hợp đồng PPP được định
nghĩa là một hợp đồng “nhượng quyền”, theo đó
Nhà nước có nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ lợi ích công cộng nhưng không đủ khả năng tài
chính và kinh nghiệm để thực hiện các công trình
đó nên trao cho một hoặc một nhóm NĐT, thông
qua quy trình chọn thầu, đặc quyền xây dựng, vận
hành, quản lý và khai thác thương mại dự án đó
trong một thời hạn nhất định đủ để thu hồi vốn và
lợi nhuận hợp lý và sau đó chuyển giao công trình
không bồi hoàn cho Nhà nước.
Dưới góc độ tài chính, Clifford Chance - một
hãng luật quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực hợp đồng nhượng quyền đã định nghĩa hợp
đồng PPP là cách thức tài trợ dự án, theo đó bên cho
vay đối với dự án PPP chỉ xem xét nguồn thu của dự
án như là toàn bộ hoặc phần lớn việc bảo đảm cho
các khoản vay mà không dựa trên tài sản của bên đi
vay như các hợp đồng tín dụng truyền thống thông
thường khác.
Như vậy, vai trò của Nhà nước là tổng thể các
hoạt động và biện pháp nhằm thu hút đầu tư
vào các dự án theo hình thức PPP. Chính sách
xúc tiến đầu tư nhằm mục tiêu chung thu hút
được đầu tư từ NĐT tư nhân trong và ngoài nước
tham gia vào dự án đầu tư theo hình thức PPP.
Mục tiêu chính sách cụ thể là nhằm: (i) Thu hút
được sự quan tâm của NĐT tư nhân; (ii) Tăng sự
tham gia của NĐT tư nhân; (iii) Tăng lượng vốn
đầu tư cho dự án.
Nguyên tắc quản lý nhà nước
về dự án đầu tư xây dựng theo hình thức PPP
Hoạt động QLNN về dự án đầu tư xây dựng
theo hình thức PPP phải tuân thủ theo nguyên tắc
cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy
định tại Điều 4 Luật Xây dựng năm 2014. Đặc biệt,
trong công tác QLNN phải phân định rõ chức năng
QLNN trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức
năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại
nguồn vốn sử dụng.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát
triển và quản lý các dự án theo hình thức PPP. Với
chức năng hoạch định sự phát triển của dự án, Nhà
nước xác định mục đích, mục tiêu phát triển hình
thức PPP, lựa chọn tập hợp dự án PPP (Abdel-Aziz,
2007), xác định lĩnh vực tiềm năng cho sự phát triển
hình thức PPP (Koch, C. and Buser, M., 2006). Với
chức năng tổ chức, Nhà nước thành lập và vận hành
bộ máy quản lý đối với dự án theo hình thức PPP
từ Trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo vận
hành thông suốt trong suốt quá trình hoạt động của
dự án. Việc thành lập một cơ quan QLNN cấp Trung
ương đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP là cần
thiết để điều phối, giải quyết xung đột giữa các bên
có liên quan. Các cơ quan này không chỉ ra chính
sách, vận động chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, đào
tạo... mà còn liên kết giữa NĐT nước ngoài và chính
quyền địa phương.
Căn cứ mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự
án, các hợp đồng dự án đầu tư xây dựng theo hình
thức PPP được các bên thỏa thuận toàn bộ hoặc một
số nội dung cơ bản. Dưới góc độ là một quá trình,
hợp đồng theo hình thức PPP được hiểu là hình
thức pháp lý để NĐT xây dựng công trình cơ sở hạ
tầng và vận hành (kinh doanh) công trình đó trong
một thời gian nhất định đủ để NĐT thu hồi vốn và
lãi. Sau thời gian đặc quyền đó, NĐT chuyển giao
không bồi hoàn công trình cho chính phủ.
Kinh nghiệm triển khai hình thức PPP của
nhiều nước cho thấy, nguồn vốn đầu tư cho các
dự án này có thể huy động từ các quỹ đầu tư,
quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và các nguồn tiền trong dân. Tuy nhiên,
muốn huy động được các nguồn vốn này, mức độ
tín nhiệm của các NĐT cần phải được nâng cao,
đồng thời cần quyết tâm của Chính phủ nhằm tạo
ra môi trường đầu tư, kinh doanh cạnh tranh và
minh bạch.
Tại Việt Nam, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP
được Chính phủ ban hành nhằm mục tiêu trước mắt
là cung cấp một cấu trúc có hệ thống để công khai
thông tin cho các NĐT quan tâm trong việc phát
triển một dự án theo hình thức PPP đồng thời tạo ra
khuôn khổ giúp nhà quản trị minh bạch, hiệu quả
và trách nhiệm của với hình thức PPP. Điều này đặc