Page 63 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

62
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
biệt thích hợp cho khu vực Nhà nước chính thức
hóa hoặc thực hiện phương pháp tiếp cận và chính
sách liên quan đến sự minh bạch trong dự án đầu
tư theo hình thức PPP, qua đó giúp khách hàng xem
xét, thông qua các vấn đề có liên quan để minh bạch
thông tin. Việc áp dụng khuôn khổ này cũng sẽ giúp
thể chế rõ ràng.
Tuy nhiên hiện nay, ở nước ta, tổ chức bộ máy,
mức độ chuyên môn hóa thấp và cách thức làm
việc kiêm nhiệm nên khó có được các chuyên gia
giỏi về QLNN đối với dự án PPP. Sự phối hợp
giữa các cơ quan, các cấp còn lỏng lẻo, chưa đồng
bộ và đều đặn, dẫn đến chồng chéo và trùng lặp
nhiệm vụ. Nguồn nhân lực hiện nay còn yếu và
thiếu để có thể đảm nhiệm các vai trò, trách nhiệm
trong QLNN đối với dự án theo hình thức PPP...
Các nhân tố ảnh tới quản lý nhà nước
đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP
Tại Việt Nam với một dự án đầu tư xây dựng
hình thành và phát triển có đến 8 bộ, ngành tham
gia quản lý, không những xảy ra sự chồng chéo mà
còn phát sinh những quan điểm không thống nhất
do quan niệm của mỗi ngành. Từ đó, kéo theo các
hệ lụy về bản chất dự án và thời gian để dự án được
thực hiện, dẫn tới mất cơ hội đầu tư cho các NĐT.
- Cơ quan đầu mối: Với các dự án theo hình thức
PPP cần thiết nên có một cơ quan tập trung, kể cả
cấp trung ương (trực thuộc Chính phủ) và cấp địa
phương. Cơ quan này là nơi đưa ra các chính sách
về hình thức PPP liên quan đến 8 bộ, ngành trên và
các dự án, nhằm tạo thuận lợi cho NĐT tiếp cận dự
án và đàm phán, qua đó QLNN cũng dễ kiểm soát
quá trình dự án và quy trách nhiệm cụ thể đối với
đội ngũ cán bộ của mình.
- Khung thể chế chính sách: Các quốc gia có thể
chế nhà nước mạnh với một hệ thống pháp luật đầy
đủ và có hiệu lực sẽ có tác động tích cực và tạo căn
cứ vững chắc cho QLNN đối với các dự án theo hình
thức PPP, do vậy có khả năng đạt được mục tiêu
phát triển dự án theo hình thức PPP. Ngược lại, sẽ
dẫn đến sự yếu kém trong thực thi trách nhiệm của
các cơ quan QLNN và cán bộ QLNN, lúng túng và
lỏng lẻo trong phối hợp, không đảm bảo tính hiệu
lực, hiệu quả của QLNN.
Thực tế cho thấy, rất cần có một đạo luật theo
hình thức PPP riêng biệt, mô tả cụ thể từ vấn đề quy
hoạch, sử dụng đất, với các chương riêng biệt cho
mỗi ngành (Giao thông, thủy lợi, thủy điện, nông
thôn, giáo dục, y tế…). Qiao và các cộng sự (2001)
cho rằng, một khung pháp lý đầy đủ và minh bạch
là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của hình
thức PPP, nhằm gia tăng niềm tin của NĐT tư nhân,
đảm bảo dự án hiệu quả, phân chia rủi ro phù hợp
và tránh những rủi ro tiềm tàng.
- Năng lực của đối tác tư nhân: Khu vực tư
nhân vừa là đối tượng QLNN, vừa là một bên đối
tác trong dự án theo hình thức PPP, do vậy trình
độ phát triển và năng lực của NĐT tư nhân có ảnh
hưởng đến QLNN đối với dự án đầu tư theo hình
thức PPP trong xây dựng hạ tầng, thành công của
dự án PPP cũng phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn
này. Năng lực của khu vực tư nhân thể hiện qua
năng lực chuyên môn, năng lực tài chính, năng lực
quan hệ và năng lực quản lý. Tuy nhiên, để đảm
bảo thu hút và lựa chọn được NĐT có năng lực
Nhà nước cần xây dựng quy trình đấu thầu minh
bạch và cạnh tranh. Trình độ phát triển của NĐT
tư nhân càng cao thì QLNN đối với dự án theo
hình thức PPP càng có khả năng thành công cao.
Bên cạnh đó, các hỗ trợ của chính phủ là cần thiết
để đảm bảo có thể thu hút được tư nhân tham gia
và nhu cầu của người dân được thỏa mãn (ADB,
2006). Nghĩa là, đảm bảo quyền lợi của các bên liên
Nhà nước
Nhà
Đầu tư
Tổ chức
Tín dụng
Cổ đông
khác
Vốn cho PPP
Vốn góp từ
Ngân sách Nhà nước
Từ các quỹ
của Nhà nước
Bảo lãnh
Chính phủ
Doanh
nghiệp và
các cá nhân
Các tổ chức
Xã hội khác
HÌNH 1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CHO PPP
Nguồn: Tác giả nghiên cứu
Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Bộ chuyên ngành
UBND cấp tỉnh
Dự án
PPP
Chính
phủ
Bộ Xây dựng
Bộ Tài nguyên
Môi trường
Ngân hàng Nhà nước
Bộ Khoa học
Công nghệ
Bộ Tài chính
HÌNH 2. CÁC CƠ QUAN QLNN THAM GIA VÀO DỰ ÁN HIỆN NAY
Nguồn: Tác giả nghiên cứu