Page 64 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
63
quan (Nhà nước, NĐT và người hưởng lợi), tránh
tình trạng xung đột như đã xảy trong các dự án BOT
giao thông thời gian gần đây.
Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước
với dự án PPP
Indonesia:
Indonesia đã thực hiện huy động vốn đầu tư từ
khu vực tư cho phát triển cơ sở hạ tầng từ những
năm 1990. Trong giai đoạn đầu, việc lựa chọn NĐT
thông qua hình thức chỉ định thầu là chính. Do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính 1997, Chính phủ
Indonesia đã phải thực hiện biện pháp nhằm chấm
dứt hoặc đàm phán lại hợp đồng, làm ảnh hưởng
đến lòng tin của cả các NĐT lẫn cơ quan Chính phủ
trong việc thực hiện theo hình thức PPP. Chính vì
vậy, đến năm 2005, Chính phủ Indonesia đã khởi
động lại hình thức PPP với việc ban hành luật về
hình thức PPP, song vẫn còn những lý do khiến
hình thức PPP tại Indonesia vẫn chưa được thành
công như họ mong đợi như: Thiếu sự cam kết, sự
ủng hộ mạnh về chính trị và thiếu sự điều phối
giữa các cơ quan.
Philippines:
Ngay từ năm 1991, Chính phủ Philippines đã
ban hành luật BOT và đã được sửa đổi năm 1994.
Philippines có Ủy ban Điều phối đầu tư (ICC) là cơ
quan có quyền quyết định cao nhất đối với các dự án
theo hình thức PPP. Đây là một ủy ban liên ngành,
thành viên gồm các Bộ trưởng và chủ tịch là Tổng
thống Philippines. Giúp việc cho ICC là cơ quan
phát triển kinh tế quốc gia (NEDA) có chức năng
soạn thảo và trình việc ban hành các chính sách về
hình thức PPP, bao gồm cả quy trình lựa chọn NĐT,
đồng thời NEDA cũng là cơ quan điều phối giữa các
cơ quan bộ, ngành có liên quan đến các dự án PPP
cụ thể, phối hợp với Bộ Tài chính để đảm bảo phần
tham gia của Nhà nước trong dự án theo hình thức
PPP khả thi về mặt tài chính.
Nhật Bản:
Để đảm bảo cấp vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng
quốc gia, ngay từ năm 1953, Chính phủ Nhật Bản
đã ban hành Bộ luật về các biện pháp hữu hiệu
liên quan đến việc ra đời Quỹ hỗ trợ chi phí cải tạo
đường bộ, sau đó đổi tên thành "Quỹ đường bộ".
Nguồn hình thành quỹ chủ yếu từ khoản thu thuế
xăng dầu. Đến năm 1968, có thêm thuế mua phương
tiện (5% giá mua) được bổ sung cho Quỹ đường bộ.
Từ năm 1971, Quỹ lại được bổ sung thêm từ việc
thực hiện thu thuế đánh vào tải trọng phương tiện
vận tải trên đường cao tốc.
Ngoài ra, để đa dạng hóa các hình thức hợp tác
và huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng,
giảm bớt áp tải cho ngân sách nhà nước, kêu gọi
sự đóng góp của cả xã hội, đặc biệt là khu vực tư
nhân, Chính phủ Nhật Bản cũng đã xúc tiến thành
lập cơ quan đầu mối về phát triển các dự án theo
hình thức PPP từ rất sớm với trọng trách hỗ trợ
phát triển thị trường PPP, cạnh tranh lành mạnh
với hạt nhân là sự tham gia của các chuyên gia kinh
tế, tài chính, pháp luật, đấu thầu và các chuyên
ngành kỹ thuật khác…
Vương quốc Anh:
Tính từ năm 1992 đến 2010, Vương quốc Anh
đã thực hiện được 913 dự án theo hình thức PPP,
với tổng số vốn 115 tỷ bảng (tương đương 200 tỷ
USD), bao gồm nhiều lĩnh vực cả hạ tầng kỹ thuật
và xã hội. Với mục tiêu ban đầu là để thu hút đầu
tư vào cơ sở hạ tầng mà không làm tăng gánh nặng
cho ngân sách, sau đó, hình thức PPP còn được thực
hiện vì mục đích làm tăng hiệu quả đầu tư. Kinh
nghiệm triển khai hình thức PPP của Anh cho thấy,
80% dự án theo hình thức PPP của Anh đều có chi
phí bằng hoặc dưới mức dự toán, thời gian thi công
đảm bảo đúng tiến độ.
Để thực hiện dự án theo hình thức PPP, Bộ Kinh
tế và Tài chính của Chính phủ Anh đã thành lập
tổ chức Đối tác Anh, đây là tổ chức có chức năng
là trung tâm phát triển kiến thức và mở rộng hình
thức PPP của Chính phủ, kết nối với từng cơ quan
Chính phủ trong mỗi dự án theo hình thức PPP.
Đồng thời, có trách nhiệm tham vấn chính sách,
chiến lược PPP quốc gia, tham vấn cho các dự án
theo hình thức PPP cụ thể, ví dụ như hỗ trợ cho các
khâu trong quá trình đấu thầu lựa chọn NĐT; Tổ
chức đối tác hoạt động trên cơ sở kinh phí thu từ
phí dịch vụ mà họ cung cấp; Đảm nhiệm việc soạn
thảo các tài liệu mẫu và hướng dẫn cho dự án theo
hình thức PPP...
Trung Quốc:
Ở Trung Quốc, vốn đầu tư của Chính phủ
Trung Quốc cho cơ sở hạ tầng chủ yếu từ các
nguồn: Ngân sách Trung ương 15%, ngân sách
địa phương 40%, vốn vay 30% (từ các ngân hàng
trong nước), các nguồn khác bao gồm cả từ nguồn
vốn nước ngoài 15%. Nghiên cứu điển hình trong
lĩnh vực theo hình thức PPP các dự án xây dựng
đường cao tốc ở Trung Quốc cho thấy, vốn đầu
tư xây dựng đường cao tốc được huy động dưới