Page 71 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

70
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
QH14 Quốc hội, do đó nhu cầu huy động vốn trong
nước thời gian gần đây tăng dần qua các năm để đảm
bảo đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, phát
triển kinh tế đất nước.
Từ năm 2016, với quan điểm từng bước tập trung
quản lý vay nợ trong nước về một đầu mối để tăng
cường tính hiệu quả của công tác quản lý nợ Chính
phủ, hoạt động vay hỗ trợ NSNN từ Bảo hiểm Xã
hội (BHXH) Việt Nam, do Vụ NSNN (Bộ Tài chính)
thực hiện trước đây đã được chuyển toàn bộ sang
KBNN, dưới hình thức phát hành TPCP. Đây là thách
thức lớn đối với KBNN trong việc tổ chức điều hành
thị trường TPCP, vừa đảm bảo duy trì sự phát triển
ổn định của thị trường, vừa đảm bảo đáp ứng nhu
cầu vốn ngày càng cao của NSNN, trong bối cảnh thị
trường chưa phát triển đồng bộ.
Trước áp lực đó, KBNN đã chủ động và phối hợp
với các đơn vị liên quan thực hiện đồng bộ, linh hoạt
nhiều giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn vốn
trên thị trường, đáp ứng nhu cầu vốn của NSNN.
Cụ thể:
- Xây dựng lịch biểu tổ chức đấu thầu từ đầu năm
và thông báo ra thị trường; Xây dựng kế hoạch phát
hành cả năm, hàng quý phân theo kỳ hạn để giúp
các nhà đầu tư có định hướng về kế hoạch mua trái
phiếu phù hợp với nhu cầu đầu tư và dòng tiền; Công
khai các thông tin về lịch biểu kế hoạch rộng rãi trên
các trang thông tin của Bộ Tài chính, KBNN, Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội... theo thông lệ quốc tế.
- Tranh thủ điều kiện thị trường thuận lợi, nhu
cầu đầu tư trái phiếu cao, để đẩy mạnh tiến độ huy
động vốn vào các thời điểm phù hợp nhằm huy
động vốn với chi phí hợp lý, tăng hiệu quả vay vốn
cho ngân sách, tránh các thời gian thanh khoản thị
trường thấp, chi phí vay tăng cao, tạo gánh nặng lãi
cho NSNN trong thời gian dài.
- Tập trung phát hành theo phương thức đấu thầu
để tăng tính minh bạch, hiệu quả và giảm chi phí tổ
chức; Thực hiện duy trì các phiên đấu thầu thường
xuyên, đều đặn hàng tuần, không để thị trường bị
gián đoạn dễ dẫn đến mất lãi suất tham chiếu, thị
trường “đóng băng”.
- Cải tiến kỹ thuật phát hành thông qua phát hành
bổ sung vào các mã trái phiếu đang lưu hành để tăng
quy mô đối với từng mã trái phiếu, giảm số lượng
mã trên thị trường hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện
thúc đẩy giao dịch của thị trường trái phiếu thứ cấp.
- Từ năm 2015 trở lại đây, nhờ môi trường kinh tế
vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững với chủ trương
cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công của Quốc hội,
Chính phủ và Bộ Tài chính, KBNN từng bước chuyển
dần sang phát hành TPCP có kỳ hạn dài hơn, tăng
dần kỳ hạn vay bình quân hàng năm và kỳ hạn danh
mục nợ, giảm rủi ro thanh khoản cho NSNN.
- Thực hiện mở rộng cơ sở nhà đầu tư thông qua
việc đa dạng hóa sản phẩm trái phiếu, từng bước đưa
ra các trái phiếu có kỳ hạn dài tăng dần (năm 2015
thực hiện phát hành kỳ hạn 20 và 30 năm lần đầu
theo phương thức bán lẻ và sau đó thực hiện đấu
thầu thường xuyên), phù hợp với nhu cầu đầu tư của
các đối tượng khác nhau để thu hút sự tham gia của
các nguồn vốn dài hạn như công ty bảo hiểm, quỹ
đầu tư... Từ đó, giúp hình thành mức lãi suất chuẩn
để thu hút các nhà đầu tư khác tư khác.
- Ngoài các sản phẩm trái phiếu truyền thống trả lãi
cố định, KBNN phát hành linh hoạt trái phiếu không
trả lãi định kỳ, trái phiếu có kỳ trả lãi đầu tiên ngắn
hơn hoặc dài hơn kỳ trả lãi chuẩn để đa dạng hóa sản
phẩm và hỗ trợ công tác quản lý ngân quỹ, quản lý
danhmục nợ TPCP. Chủ động và tích cực phối hợp với
các đơn vị liên quan như Sở Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam,
các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức phát hành
nghiên cứu cải tiến quy trình, giảm dần thời gian từ
khi phát hành đến khi trái phiếu được chính thức đưa
vào giao dịch từ T+15 tại thời điểm năm 2000 xuống
T+2 thời điểm hiện nay, góp phần hỗ trợ và thúc đẩy
HÌNH 1: KHỐI LƯỢNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
QUA CÁC NĂM (tỷ đồng)
Nguồn: Cục Quản lý Ngân quỹ (Kho bạc Nhà nước)
HÌNH 2: CƠ CẤU KỲ HẠN PHÁT HÀNH
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ QUA CÁC NĂM
Nguồn: Cục Quản lý Ngân quỹ (Kho bạc Nhà nước)