Page 72 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
71
thanh khoản thị trường trái phiếu.
- Từ năm 2016 đến nay, để minh bạch hóa hoạt
động vay của NSNN từ BHXH Việt Nam và với mục
tiêu thực hiện tập trung quản lý nợ đạt hiệu quả
cao hơn, hướng tới đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư
TPCP, hỗ trợ thanh khoản cho thị trường và từng
bước chuyên nghiệp hóa hoạt động đầu tư quỹ của
BHXH – gắn đầu tư với quản lý dòng tiền, KBNN đã
phối hợp với các đơn vị liên quan, đặc biệt là BHXH
để thúc đẩy cải tiến phương thức thực hiện đầu tư
TPCP của BHXH bằng cách tham gia thị trường như
một nhà đầu tư chuyên nghiệp mua TPCP tương tự
các nhà đầu tư khác – thực hiện từ năm 2017.
- KBNN thực hiện trao đổi thường xuyên, nắm
bắt nhu cầu của các nhà đầu tư để có các quyết định
phù hợp trong điều hành kỳ hạn và khối lượng TPCP
phát hành ra thị trường trong từng thời điểm, qua đó
đảm bảo khả năng vay vốn cho NSNN; Tổ chức các
hội nghị thành viên định kỳ quý/năm để phổ biến các
quy định, định hướng mới, đồng thời, nắm bắt nhu
cầu, khó khăn và nhận sự tham vấn của các nhà tư để
phát triển thị trường bền vững.
Kết quả nổi bật trong công tác phát hành
trái phiếu chính phủ của Kho bạc Nhà nước
Bên cạnh hỗ trợ tích cực cho KBNN trong việc
hoàn thành nhiệm vụ chính trị hàng năm được Bộ
Tài chính giao, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp
trên giúp KBNN thực hiện tốt hoạt động quản lý rủi
ro đối với danh mục nợ TPCP, cụ thể:
- Về kỳ hạn: Kỳ hạn bình quân trái phiếu phát
hành hàng năm tăng liên tục, đạt kỷ lục vào năm
2017, góp phần kéo dài kỳ hạn bình quân danh mục
TPCP từ 1,84 năm (năm 2011) lên mức 6,71 năm (năm
2017) – giúp giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn đối với hoạt
động quản lý nợ công của Chính phủ.
- Về lãi suất: Lãi suất phát hành TPCP trên thị
trường giảm mạnh từ mức 12%/năm của năm 2011
xuống mức 6,54%/năm 2014 và tiếp tục xu hướng
giảm đến năm 2017 xuống mức 5,98%/năm. Lãi suất
phát hành TPCP bình quân hàng năm đi theo chiều
hướng giảm dần, hỗ trợ giảm lãi suất bình quân danh
mục TPCP thời điểm cuối năm, tiết kiệm cho phí vay
cho NSNN, tăng hiệu quả công tác quản lý nợ và
góp phần giảm gánh nặng trả lãi cho NSNN trong
thời gian dài, phù hợp với định hướng Chiến lược
nợ công, Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Việc điều hành giảm lãi suất TPCP đã tiết kiệm
đáng kể chi phí vay nợ, cụ thể như:
Năm 2017, KBNN huy động 244.220 tỷ đồng
TPCP kỳ hạn bình quân 12,74 năm, lãi suất bình
quân 5,98%/năm. Nếu cùng khối lượng vay năm
2017 nhưng với lãi suất vay bình quân năm 2016 là
6,49%/năm thì trong gần 13 năm tới, mỗi năm NSNN
tiết kiệm chi được 1.245,5 tỷ đồng (= 244.220*6,49% -
244.220*5,98%).
Nếu cùng khối lượng vay năm 2017 nhưng với lãi
suất vay bình quân năm 2011 là 12%/năm thì trong
gần 13 năm tới, mỗi năm NSNN tiết kiệm chi được
14.702 tỷ đồng (= 244.220*12% - 244.220*5,98%).
Bên cạnh việc tập trung phát hành các kỳ hạn dài
từ 5 năm trở lên để kéo dài thời gian sử dụng vốn
của NSNN, KBNN còn thực hiện hoạt động hoán đổi
TPCP để tái cơ cấu nợ và quản lý rủi ro, đảm bảo nền
tài chính quốc gia an toàn bền vững, điển hình như:
Giai đoạn năm 2011 - 2013, KBNN thực hiện hoán
đổi các mã trái phiếu có kỳ hạn còn lại tương đương
và có khối lượng nhỏ để giảm số lượng mã, nâng cao
quy mô niêm yết trung bình của mã, hỗ trợ việc quản
lý danh mục và thúc đẩy thanh khoản trên thị trường
thứ cấp.
Trong năm 2016, KBNN thực hiện hoán đổi các
mã trái phiếu có kỳ hạn còn lại ngắn và lãi suất danh
nghĩa cao sang các mã trái phiếu kỳ hạn còn lại dài
và lãi suất danh nghĩa thấp, để kéo dài kỳ hạn còn
lại bình quân của danh mục TPCP, nhằm cơ cấu lại
danh mục nợ của Chính phủ và giảm nghĩa vụ trả nợ
lãi suất danh nghĩa của NSNN. Đây cũng là lần đầu
tiên Bộ Tài chính thực hiện việc hoán đổi trái phiếu
kéo dài kỳ hạn và thành công này đã tạo điều kiện
để KBNN có thêm công cụ thực hiện tái cơ cấu danh
mục TPCP theo các mục tiêu quản lý nợ bền vững
đã đặt ra.
Kết quả trên là minh chứng cho những nỗ lực thực
hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, Quốc hội,
Chính phủ đã cụ thể hóa trong các văn bản như Nghị
quyết số 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính quốc
gia 5 năm giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 07-NQ/
TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương,
giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm
HÌNH 3: KỲ HẠN PHÁT HÀNH VÀ KỲ HẠN
BÌNH QUÂN DANH MỤC TPCP QUA CÁC NĂM
Nguồn: Cục Quản lý Ngân quỹ