Page 73 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

72
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Một số tồn tại, hạn chế
của công tác phát hành trái phiếu chính phủ
Bên cạnh kết quả nổi bật nêu trên, công tác phát hành
TPCP cũng gặp phải một số khó khăn, hạn chế sau:
Hoạt động huy động vốn thông qua phát hành
TPCP hiện nay vẫn còn khá bị động, phụ thuộc rất
nhiều vào tình hình thị trường. Tuy đã hình thành thị
trường TPCP chuyên biệt, cấu trúc thị trường đã từng
bước được hoàn thiện, nhưng do quymô của thị trường
nhỏ (chiếm 27,59% GDP, trong khi quy mô thị trường
TPCP của các nước trong khuvực châuÁchiếmkhoảng
50% GDP, thậm chí chiếm 100% GDP như Nhật Bản).
Số lượng, sự đa dạng các nhà đầu tư chưa cao nên thị
trường hoạt động còn thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều
vào diễn biến thị trường tiền tệ và ảnh hưởng rất lớn từ
các biến động trên thị trường tài chính quốc tế.
Số lượng các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư còn
khiêm tốn, tiềm lực tài chính còn mỏng nên sự tham
gia vào thị trường trái phiếu còn hạn chế.
KBNN gặp áp lực khi phải đảm bảo yêu cầu gắn
nhiệm vụ huy động vốn thông qua phát hành TPCP
trên thị trường với tiến độ sử dụng vốn đầu tư để
tránh tình trạng vay về nhưng chưa sử dụng. Thực
tế, nếu KBNN đợi khi phát sinh nhu cầu sử dụng vốn
mới tiến hành huy động sẽ gặp rủi ro không có vốn
đáp ứng kịp thời nhu cầu chi...
Định hướng công tác phát hành trái phiếu
chính phủ của Kho bạc Nhà nước thời gian tới
Mục tiêu công tác huy động vốn thời gian tới
Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ
Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN,
quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an
toàn, bền vững đã đặt ra nhiệm vụ quản lý nợ công,
trong đó có quản lý danh mục nợ TPCP an toàn, bền
vững. Nghị quyết số 25/2016/QH14 đã đặt ra một số
mục tiêu cụ thể đối với công tác quản lý NSNN và
nợ công, bao gồmmức bội chi NSNN giai đoạn 2016-
2020 không quá 3,9% GDP và đến năm 2020 không
quá 3,5%GDP. Quyết định số 1191/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển thị
trường trái phiếu với các chỉ tiêu định lượng như dư
nợ thị trường trái phiếu đạt 38% GDP vào năm 2020,
kéo dài kỳ hạn bình quân danh mục nợ TPCP hàng
năm khoảng 6-7 năm...
Định hướng thực hiện thời gian tới
Trong thời gian tới, KBNN sẽ tiếp tục thực hiện
các giải pháp đồng bộ, nhằm hoàn thành kế hoạch
huy động vốn được giao, đảm bảo bù đắp bội chi và
cho đầu tư phát triển cũng như quản lý nợ công an
toàn, bền vững, với các nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất,
tập trung phát hành TPCP theo phương
thức đấu thầu, đảm bảo công khai, minh bạch và
tăng cường hiệu quả.
Thứ hai,
KBNN chủ động trong quản lý danh mục
TPCP để duy trì kỳ hạn bình quân ở mức 6-8 năm;
cân đối hài hòa tỷ lệ kỳ hạn dài để kéo dài danh mục
nợ với kỳ hạn ngắn để tiết kiệm chi phí.
Thứ ba,
tiếp tục thực hiện điều hành lãi suất phát
hành TPCP theo hướng tiệm cận lãi suất thị trường
đảm bảo duy trì sự ổn định của thị trường TPCP, phù
hợp với định hướng điều hành lãi suất của NHNN.
Thứ tư,
nghiên cứu triển khai phát hành các sản
phẩm trái phiếu mới như trái phiếu xanh, trái phiếu có
lãi suất thả nổi... phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị
trường; Đồng thời, thực hiện phát hành hỗ trợ thanh
khoản cho các nhà đầu tư với mục tiêu tăng cường
thanh khoản cho thị trường, phát triển thị trường sơ
cấp gắn với thị trường thứ cấp theo quy định tại Nghị
định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ.
Thứ năm,
KBNN chủ động thực hiện tái cơ cấu nợ
TPCP trong nước giai đoạn 2019-2021 thông qua việc
tập trung phát hành TPCP có kỳ hạn dài; Phát hành
linh hoạt TPCP có kỳ thanh toán lãi đầu tiên dài/ngắn
hơn kỳ thanh toán chuẩn và thực hiện hoán đổi/mua
lại TPCP để tránh đỉnh nợ, giảm sức ép về nghĩa vụ
thanh toán trái phiếu đến hạn cho NSNN; thực hiện
phát hành bổ sung để tăng quy mô mã trái phiếu,
hình thành các mã trái phiếu chuẩn.
Như vậy, trước yêu cầu huy động vốn cho NSNN
ngày càng lớn, thời gian tới, công tác phát hành TPCP
của KBNN trong thời gian tới bên cạnh yêu cầu là kênh
huy động vốn quan trọng, hiệu quả của NSNN, phải
hướng tới các mục tiêu tạo thị trường tham chiếu chuẩn
cho sự phát triển của thị trường trái phiếu nói chung, thị
trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, góp phần ổn
định nền tài chính - kinh tế vĩ mô và đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế bền vững của đất nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài
chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020;
2. Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương,
giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia
an toàn, bền vững;
3. Quyếtđịnhsố1191/QĐ-TTgngày14/8/2017củaThủtướngChínhphủvềPhêduyệtLộ
trìnhphát triển thị trường trái phiếugiai đoạn2017-2020, tầmnhìnđếnnăm2030;
4. Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về phát hành,
đăng ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường
chứng khoán.