Page 75 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

74
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
khai của 23 NHTMViệt Nam giai đoạn từ 2009-2016,
riêng biến vĩ mô được lấy từ Ngân hàng Thế giới.
Quy trình nghiên cứu:
Bước 1: Lựa chọn các nhân tố tác động đến tăng
trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu.
Bước 3: Thống kêmô tả và hệ số tương giữa các biến.
Bước 4: Kiểm định các giả thuyết của OLS.
Bước 5: Hồi quy theo mô hình Pooled OLS, FEM,
REM, FGLS.
Bước 6: Lựa chọn mô hình phù hợp và phân tích
kết quả.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích hồi quy giúp bài viết xác định ảnh
hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Đồng
thời, đánh giá mức độ ảnh hưởng và dự đoán được
mức độ thay đổi của biến phụ thuộc khi biết trước
giá trị của biến độc lập.
Kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình hồi
quy chuẩn hóa như sau:
LGRit = 0,7026471 + 0,1352088 DEPTAit –
3,519399 NPLit – 0,9412345 CAPit + 0,3983052 LIQit
+ 0,0481634 SIZEit + 0,0521177 INRt + 0,0160094
GDPt - 0,0243771 INFt + εit
Kết quả thực nghiệm, cụ thể:
Biến tỷ lệ huy động DEPTA:
Biến tỷ lệ huy động
có mối tương quan cùng chiều 0,1352088 nhưng
chưa tìm được ý nghĩa thống kê trong mối quan
hệ này. Về mặt tác động đúng như kỳ vọng ban
đầu nhưng vẫn chưa tìm được ý nghĩa thống kê,
nên chưa thể kết luận được sự ảnh hưởng của
tỷ lệ huy động vốn đến tăng trưởng tín dụng
NHTM Việt Nam trong thời gian nghiên cứu.
Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của
Olokoyo (2011), Sharma và Gounder (2012), đó
là có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng
và có ý nghĩa thống kê.
Biến tỷ lệ nợ xấu NPL:
Biến tỷ lệ nợ xấu có mức
tương quan – 3,519399 với mức ý nghĩa 1% cho thấy,
tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều mạnh với tăng
trưởng tín dụng. Kết quả tìm được phù hợp như
mong đợi ban đầu và kết quả Gou và Stepanyan
(2011). Như vậy, có thể kết luận, sự gia tăng trong
tỷ lệ nợ xấu dẫn đến suy giảm tăng trưởng tín dụng.
Biến tỷ lệ vốn CAP:
Biến tỷ lệ vốn có sự tương
quan ngược chiều khá mạnh (- 0,9412345) đến tăng
trưởng tín dụng với mức ý nghĩa thống kê là 1%.
Kết quả nghiên cứu đúng như kỳ vọng ban đầu của
tác giả Olokoyo (2011). Khi các ngân hàng có tỷ lệ
vốn chủ sở hữu trên tài sản cao, thì ngân hàng sẽ
quả lý tài sản hiệu quả hơn, do đó sẽ làm giảm các
tổn thất trong việc cấp tín dụng.
Biến tỷ lệ thanh khoản LIQ:
Biến tỷ lệ thanh khoản
có mức tương quan là 0,3983052 với mức ý nghĩa
thống kê 1%. Tỷ lệ này cho thấy, biến tỷ lệ thanh
khoản có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng
tín dụng. Điều này ngược lại với kỳ vọng ban đầu
là tỷ lệ thanh khoản cao sẽ làm giảm tăng trưởng
tín dụng.
Biến quy mô ngân hàng SIZE:
Biến quy mô ngân
hàng có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng
tín dụng (0,0481634) với mức ý nghĩa là 1%. Kết quả
hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng ban đầu và nghiên
cứu của Chernykh và Theodossiou (2011). Nghĩa là,
các ngân hàng lớn có nhiều cơ hội đa dạng nguồn
vốn hơn và có khả năng tiếp cận nhiều khách hàng
hơn, theo đó dư nợ tín dụng cũng như tăng trưởng
tín dụng tại các ngân hàng sẽ cao hơn.
Biến lãi suất danh nghĩa INR:
Biến lãi suất danh
nghĩa có mức tương quan là 0,0521177 cho thấy, có
mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng
với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Kết quả không
đúng như kỳ vọng ban đầu khi cho rằng lãi suất cao
sẽ giảm tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng.
Biến tăng trưởng GDP:
Biến tăng trưởng GDP có
BẢNG 2: KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY CHUẨN HÓA
LGR
Hệ số hồi quy
Sai số chuẩn
z
P>|z|
Khoảng tin cậy 95%
DEPTA
0,1352088
0.1023842
1,32
0,187
-0,0654606
0,3358782
NPL
-3,519399
1,350573
-2,61
0,009***
-6,166474
-0,8723239
CAP
-0,9412345
0,4898687
-1,92
0,055***
-1,901359
0,0188905
LIQ
0,3983052
0,1845322
2,16
0,031***
0,0366288
0,7599816
SIZE
0,0481634
0,0176248
2,73
0,006***
-0,0827075
-0,0136193
INR
0,0521177
0,015769
3,31
0,001***
0,021211
0,0830245
GDP
0,0160094
0,0301802
0,53
0,596***
-0,0431428
0,0751615
INF
-0,0243771
0,0066797
-3,65
0,000***
-0,0374691
-0,0112852
Hằng số
0,7026471
0,4565103
1,54
0,124
-0,1920967
1,597391
Nguồn: Tác giả tổng hợp