Page 76 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
75
mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng
(0,0160094) với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Kết quả
phù hợp với kỳ vọng ban đầu cũng như nghiên cứu
của Imran và Nishatm (2013). Như vậy, tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao sẽ dẫn tới sự gia tăng trong nhu
cầu vốn vay.
Biến tỷ lệ lạm phát INF:
Biến tỷ lệ lạm phát INF
có mức tương quan -0,0243771 với ý nghĩa thống
kê là 1% cho thấy, mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ
lệ lạm phát và tăng trưởng tín dụng. Kết quả phù
hợp với kỳ vọng ban đầu và nghiên cứu của Sharma
và Gounder (2012). Khi lạm phát cao có thể tăng
trưởng khối lượng tín dụng chứ không phải gia tăng
giá trị thực tế của các khoản vay. Tỷ lệ lạm phát cao
có thể tăng lãi suất danh nghĩa trên các khoản vay
từ đó gây giảm nhu cầu vốn vay.
BẢNG 2: TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biến
Kỳ vọng dấu
Kết quả
Mức ý nghĩa
DEPTA
+
+
NPL
-
-
1%
CAP
+/-
-
1%
LIQ
-
+
1%
SIZE
+
+
1%
INR
-
+
1%
GDP
+
+
1%
INF
-
-
1%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Kết luận và kiến nghị
Kết quả nghiên cứu của bài viết giải quyết 3 vấn
đề trọng tâm sau: (1) Những yếu tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam: Tỷ
lệ huy động vốn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh
khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất danh nghĩa, tăng
trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát; (2) Chiều tác động các
yếu tố trên là khác nhau, trong đó, tỷ lệ huy động
vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất
danh nghĩa, tăng trưởng GDP có tác động tích cực
đến tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn,
tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng
tín dụng; (3) Các ngân hàng có thể duy trì mức tỷ
lệ tăng trưởng tín dụng và giữ vững mục tiêu tăng
trưởng lợi nhuận.
Tóm lại, để đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng
và duy trì được lợi nhuận như mong muốn, thời
gian tới các NHTM cần quan tâm tới một số vấn đề
cụ thể sau:
Thứ nhất,
các NHTM cần có các chính sách để
xóa bỏ, hạn chế nợ xấu, nâng cao công tác quản lý
nợ xấu. Trong quá trình xử lý nợ xấu, các NHTM
cũng cần tập trung vào các giải pháp tăng trưởng
tín dụng hiệu quả; cần nâng cao vai trò các bộ phận
kiểm tra kiểm soát.
Thứ hai,
các ngân hàng cần mở rộng quy mô thông
qua tăng vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản; Tăng quy
mô ngân hàng giúp nâng cao năng lực tăng trưởng
tín dụng và tính cạnh tranh; Nâng cao năng lực tài
chính và phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Quy mô ngân hàng tăng sẽ tạo điều kiện cho việc
cung cấp các sản phẩm huy động như cho vay khách
hàng, đồng thời giúp khách hàng tin tưởng hơn vào
hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.
Thứ ba,
tỷ lệ thanh khoản và tăng trưởng tín
dụng có mỗi quan hệ đồng biến và có ý nghĩa
thống kê, vì vậy các NHTM cần quản lý tốt các tài
sản thanh khoản, duy trì mối quan hệ với các chủ
sở hữu, đồng thời duy trì tính đa dạng nguồn vốn.
Các NHTM cũng nên xây dựng các mối quan hệ
tốt với những nhà cung cấp vốn then chốt, có trách
nhiệm trong lựa chọn các nguồn vốn khác nhau;
Phát triển các hoạt động dịch vụ tiện ích cho khách
hàng nhằm thu hút mở rộng thị phần, tăng trưởng
bền vững, hạn chế phụ thuộc vào các hoạt động tín
dụng tiềm ẩn rủi ro.
Thứ tư,
tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín
dụng có mối quan hệ nghịch biến, NHTM Việt Nam
thời gian tới cần cải thiện năng lực trong đánh giá
mức độ an toàn của vốn, phân bố và quản trị vốn,
tiết kiệm vốn một cách tốt hơn, đo lường hiệu quả
hoạt động trên giá trị vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, các
NHTM cần xác định đòn bẩy để giảm chi phí vốn
mà không cần thay đổi mô hình kinh doanh, tối ưu
hóa các nguồn vốn khan hiếm để đạt hiệu quả trong
sử dụng vốn chủ sở hữu…
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo thường niên hàng năm của các ngân hàng;
2. Báo cáo tình hình kinh tế năm 2014 và triển vọng năm 2015 ngày
27/12/2014 Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia;
3. Cao Sỹ Kiêm (2015),”Tăng trưởng tín dụng và những mối lo”;
4. Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Phân tích thực tiễn vè những yếu
tố quyết định nợ xấu tại các NHTMViệt Nam, Nghiên cứu kinh tế và chính sách;
5. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2012), “Các nhân tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định
lượng”, Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng;
6. Boudriga, A., Boulila Taktak, N., Jellouli, S. (2009), Bank specific, business
and institutional environment determinants of nonperforming loans: Evidence
fromMENA countries, ERF, 16th Annual Conference, November 7-9, 2009;
7. Chernykh, L., & Theodossiou, A. (2011), Determinants of Bank Long-term Lending
Behavior: Evidence fromRussia. Multinational Finance Journal, 15(3/4), 193-216;
8. Castro(2013), Macroeconomic determinants of the credit risk in the banking
system: The case of the GIPSI. Econ. Model. 31, 672–683.