Page 77 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

76
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
theo giá thực tế (Fama, 1965). Khi đó, giả thuyết thị
trường hiệu quả của Fama (1970) dự đoán rằng, tại
bất kỳ thời điểm nào, giá thị trường sẽ kết hợp và
phản ánh tất cả các thông tin có sẵn và là đại lượng
ngẫu nhiên, vì vậy, các nhà đầu tư không thể dự
đoán được lợi nhuận trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng
về khả năng dự đoán về tỷ suất sinh lợi (TSSL)
trong tương lai và cho rằng, điều này mâu thuẫn
với giả thuyết thị trường hiệu quả. Hiệu ứng trước
kỳ nghỉ lễ tồn tại trên thị trường chứng khoán
(TTCK) là minh chứng cho thấy sự thiếu phù hợp
của giả thuyết thị trường hiệu quả (Lakonishok
& Smidt, 1988; Liano & cộng sự, 1992; Cadsby &
Ratner, 1992; Kim & Park, 1994; Chan, Khanthavit
& Thomas, 1996).
Hiệu ứng kỳ nghỉ trên TTCK được biết là tạo
ra TSSL cao bất thường hoặc thấp bất thường chứ
không phải là ngẫu nhiên. Các nghiên cứu gần đây
về hiệu ứng kỳ nghỉ cho thấy, vào các ngày giao
dịch trước ngày lễ, TSSL trung bình là dương và cao
so với ngày giao dịch không nghỉ lễ. Bằng chứng
về lợi nhuận bất thường cao vào các kỳ nghỉ lễ đã
được ghi nhận rộng rãi ở thị trường Mỹ, trên TTCK
có tổ chức (Lakonishok & Smidt, 1988, Pettengill,
1989, Ariel, 1990), thị trường phi tập trung (Liano
& cộng sự, 1992) và trong các thị trường với các
hệ thống giao dịch khác nhau (Kim & Park, 1994;
Brockman & Michayluk, 1998).
Lakonishok & Smidt (1988) sử dụng dữ liệu hàng
ngày trong 90 năm của Chỉ số công nghiệp Dow
Jones (DJIA) trước và sau một ngày của kỳ nghỉ lễ,
phân tích kết quả cho thấy lợi nhuận bất thường
đáng kể trước kỳ nghỉ xuất hiện tám trong mười giai
đoạn nghiên cứu. Giá trị lợi nhuận trước kỳ nghỉ
Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm
Lý thuyết “bước đi ngẫu nhiên” do Kendall
đề xuất năm 1953 cho rằng, giá cổ phiếu hiện tại
phản ánh đầy đủ mọi thông tin có sẵn về giá trị
của doanh nghiệp (DN) và khi sử dụng thông tin
này nhà đầu tư không có cách nào để kiếm được lợi
nhuận cao hơn (Kendall, 1953).
Thuật ngữ “thị trường hiệu quả” được Eugene
Fama giới thiệu vào năm 1965 cho rằng, trong một
thị trường hiệu quả, thông tin mới sẽ phản ánh đầy
đủ về giá trị nội tại và được phản ánh ngay lập tức
HIỆUỨNGTRƯỚC KỲ NGHỈ LỄ TÁC ĐỘNGĐẾN
TỶ SUẤT SINH LỢI VN-INDEX VÀHNX-INDEX
LẠI CAO MAI PHƯƠNG
- Khoa Tài chính-Ngân hàng (Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh) *
Nghiên cứu kiểmtra hiệu ứng trước kỳ nghỉ lễ tác động đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán trên hai Sở
Giao dịch chứng khoán của Việt Nam. Dữ liệu sử dụng là giá đóng cửa theo tần suất ngày của chỉ số
Vn-Index vàHNX-Index (từ 28/9/2007 đến 30/6/2017). Kết quả cho thấy, tỷ suất sinh lợi củaHNX-Index
chịu tác động của tất cả các kỳ nghỉ lễ, trong khi đó, ngoại trừ kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các ngày giao
dịch trước các kỳ nghỉ lễ còn lại đều tác động đến tỷ suất sinh lợi của Vn-Index. Trong các kỳ nghỉ lễ, kỳ
nghỉ trước Tết Nguyên đán có tác độngmạnh và có độ tin cậy cao nhất trong các kỳ nghỉ nghiên cứu.
Từ khóa: Trước kỳ nghỉ lễ, tỷ suất sinh lợi chứng khoán, lợi nhuận bất thường
HOLIDAY EFFECT TOWARDS PROFITABILITY ON VN-INDEX
AND HNX-INDEX
This research studies the holiday effect that
impacts on the profitability of stocks listed on
the two ma-jor stock exchanges of Vietnam.
The used data are the daily closing prices of
Vn-Index and HNX-Index since September
28th 2007 to June 30th 2017. The results
show that the profitability of HNX-Index
is im-pacted by every holiday happened
except for National Day September 2nd, any
transaction prior to a holiday has impact on
the profitability of Vn-Index. During the
holidays, the Tet holiday has the strong-est
impact and has the most reliability as well.
Keywords: Prior to holiday, stock profitability, extraordinary profit
Ngày nhận bài: 20/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 6/8/2018
Ngày duyệt đăng: 9/8/2018
*Email:
laicaomaiphuong@iuh.edu.vn, lcmphuong@gmail.com