Page 78 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
77
trong nghiên cứu của (Lakonishok & Smidt, 1988)
cao hơn 23 lần so với những ngày khác và hai lần
gấp năm lần lợi nhuận trước ngày cuối tuần. Những
kết quả này được xác nhận bởi một số nghiên cứu
khác (Pettengill, 1989; Ariel, 1990).
Lợi nhuận trước kỳ nghỉ đáng kể cũng tồn tại ở
các thị trường khác. Cadsby & Ratner (1992) phân
tích hiệu ứng kỳ nghỉ ở mười chỉ số TTCK khác
nhau, kết quả cho thấy, hiệu ứng trước kỳ nghỉ ở
Úc, Canada và Hồng Kông nhưng không có ở các
thị trường châu Âu. Kim & Park (1994) lưu ý một
hiệu ứng trước kỳ nghỉ là khá bền bỉ ở cả ba TTCK
lớn ở Mỹ (NYSE, AMEX và NASDAQ), Nhật Bản
và Vương quốc Anh. Chan, Khanthavit & Thomas
(1996) nghiên cứu ảnh hưởng của hiệu ứng mùa vụ
và văn hóa ảnh hưởng đến bốn TTCK châu Á (Ấn
Độ, Indonesia, Singapore, Thái Lan). Kết quả của
Chan & cộng sự (1996) đã chứng minh hiệu ứng
ngày trong tuần ảnh hưởng mạnh đến chỉ số chứng
khoán chính của cả bốn quốc gia. Tết âm lịch có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến chỉ số chứng khoán của
Indonesia và Singapore, nhưng chỉ ảnh hưởng đến
các công ty có giá trị vốn hóa nhỏ ở Thái Lan.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trương Đông
Lộc, Võ Quốc Anh & Lê Ngọc Phương Hiền (2017)
cho thấy, TSSL của Vn-Index thường tăng trước
kỳ nghỉ lễ, tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa cho
thấy mức độ tác động của từng kỳ nghỉ lễ lên TSSL
chứng khoán. Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Minh &
Trương Ngọc Sơn (2018) chỉ nghiên cứu ảnh hưởng
của kỳ nghỉ Tết âm lịch. Do đó, bài viết sẽ lấp đầy
khoảng trống này bằng cách mở rộng nghiên cứu
cả Vn-Index, HNX Index và lượng hóa tác động
của từng kỳ nghỉ lễ đến TSSL của hai chỉ số này.
Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Mô hình sử dụng TSSL của chỉ số Vn-Index và
HNX-Index, đây là hai chỉ số đại diện cho giá cổ
phiếu được niêm yết tại hai Sở giao dịch chứng
khoán của Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được
lấy theo tần suất ngày trong khoảng thời gian từ
28/9/2007 đến 30/6/2017 tại https://www.hsx.vn và
https://www.hnx.vn .
Các biến kiểm soát: Tương tự như nghiên cứu
của Trương Đông Lộc & cộng sự (2017), bài viết sử
dụng các biến giả là từ thứ Hai đến thứ Năm để
làm các biến kiểm soát cho hiệu ứng ngày trong
tuần (DoW). Nếu ngày giao dịch t là ngày thứ j
trong tuần, DoWj sẽ nhận giá trị bằng 1. Ngược
lại, nếu ngày giao dịch không phải là ngày thứ j
trong tuần, DoWj sẽ nhận giá trị bằng 0. Hệ số βj
là hệ số đại diện cho sự khác biệt TSSL kỳ vọng
của ngày thứ j so với ngày thứ Sáu. Với quan điểm
TSSL chứng khoán hiện tại có thể chịu tác động
của TSSL chứng khoán những ngày trước đó, nên
độ trễ của biến phụ thuộc được sử dụng như là các
biến kiểm soát trong mô hình.
Các kỳ nghỉ lễ nghiên cứu trong bài báo này
gồm: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, ngày Giải
phóng miền Nam, ngày Quốc tế lao động và ngày
Quốc khánh. Khi đó, các biến giả đại diện cho
những kỳ nghỉ lễ hàng năm tại Việt Nam trong mô
hình là 3 ngày giao dịch trước hoặc sau mỗi kỳ nghỉ
lễ gồm: trước và sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch là biến
T.Dlich và biến S.Dlich; trước và sau kỳ nghỉ Tết
Nguyên đán là biến T.Alich và biến S.Alich; trước
hai ngày nghỉ Giải phóng miền Nam và ngày Quốc
tế lao động là biến T.30T4; trước ngày Quốc khánh
là biến T.Qkhanh. Nếu tồn tại hiệu ứng kỳ nghỉ
lễ tại Việt Nam thì hệ số hồi quy của các biến đại
diện cho hiệu ứng kỳ nghỉ lễ được kỳ vọng có giá
trị khác không và có ý nghĩa thống kê.
Khi đó mô hình hiệu ứng kỳ nghỉ lễ có dạng:
R_Index
t
=
α
0
+
σ α
t−i
R_Index
t−i
2 i=1
+
+
β
t j
DoW
t j
+
γ
t k
Kynghi
t k
T.Dlich ,S.Dlich ,T.QKhanh
k=T.Alich ,S.Alich ,T.30T4
+ ε
t
Tư ,Năm j=Hai ,Ba
(
ε
t
là sai số của mô hình hồi quy
)
(1)
Trong đó:
R_Index
t
= ln P
t
P
t−1
(2)
Pt và Pt-1 là giá đóng cửa của chỉ số VnIndex
hoặc HNX-Index tại ngày t và ngày (t-1). R_Indext:
là TSSL ghép lãi liên tục của chỉ số VnIndex hoặc
HNX-Index tại ngày t. R_Index
(t-i)
(với i=1,2) là hai
độ trễ của biến phụ thuộc được sử dụng như là các
biến độc lập.
Nhằm kiểm tra hiệu ứng kỳ nghỉ lễ đối với
Vn-Index và HNX-Index, bài viết sử dụng phương
pháp bình phương tối thiểu (OLS) để ước lượng
cho mô hình (1).
Kết quả nghiên cứu
Bảng 1 trình bày kết quả thống kê và kết quả
kiểm định tính dừng của chuỗi biến RVN-index
và RHNX-index. Do biên độ dao động tại Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) luôn luôn cao
hơn Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
(HSX) nên tất cả giá trị tuyệt đối được thống kê
trong Bảng 1 của biến RHNX-index đều cao hơn
so với biến RVN-index. Với mức ý nghĩa thống kê