Page 79 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

78
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
1%, kết quả kiểm định theo Dickey-Fuller (1979) và
Phillips-Perron (1988) cho thấy cả hai chuỗi biến
RVN-index và RHNX-index đều đảm bảo là chuỗi
dừng, phù hợp để đưa vào mô hình hiệu ứng kỳ
nghỉ lễ (1).
Với khung thời gian ba ngày giao dịch trước
hoặc sau các kỳ nghỉ lễ, trong giai đoạn nghiên cứu
từ 28/9/2007 đến 30/6/2017 các biến đại diện cho
hiệu ứng kỳ nghỉ lễ tại Việt Nam hầu hết đều có 30
quan sát, ngoại trừ biến đại diện cho những ngày
giao dịch trước ngày Quốc Khánh là
pre9c có 27 quan sát.
Kết quả từ Bảng 2 cho thấy:
Mô hình hiệu ứng kỳ nghỉ lễ tại
Việt Nam đối với RVN-index và
RHNX-index cho thấy, với mức ý
nghĩa 5% chưa phát hiện mô hình bị
bỏ sót biến, mô hình không bị đa cộng
tuyến, không có hiện tượng tự tương
quan, phương sai thay đổi của mô
hình được khắc phục bằng tùy chọn
robust đối với ma trận White, nên
nhìn chung các suy diễn từ kết quả
hồi quy trong Bảng 2 là đáng tin cậy.
- Các biến kiểm soát:
Với mức ý nghĩa
1%, TSSL một ngày giao dịch liền trước tác động
cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến RVN-index và
RHNX-index ngày hiện tại. Với các ngày trong tuần,
RVN-index và RHNX-index chịu tác động nhiều nhất
khi giao dịch vào ngày thứ Hai và ngày thứ Ba. Giao
dịch vào hay này ngày đều tác động tiêu cực đến
RVN-index và RHNX-index trong giai đoạn nghiên
cứu với độ tin cậy 95%. Có thể nói, hai ngày đầu tuần
có tác động tiêu cực đối với TTCK Việt Nam khi TSSL
của hai chỉ số chung trên hai Sở giao dịch thường có
xu hướng thấp hơn so với những ngày khác.
- Hiệu ứng kỳ nghỉ lễ:
Chứng khoán giao dịch
vào trước mỗi kỳ nghỉ lễ nghiên cứu hầu hết đều
tác động đến TSSL của Vn-Index và HNX-Index.
Kết quả này bổ sung chi tiết hơn tác động của từng
kỳ nghỉ lễ đến TSSL chứng khoán so với nghiên
cứu của Trương Đông Lộc & cộng sự (2017) nghiên
cứu với chỉ số Vn-Index tại Việt Nam. Kết quả tại
Bảng 2 cho thấy Vn-Index và HNX-Index giao dịch
vào ba ngày trước các kỳ nghỉ Tết Dương lịch, Tết
Nguyên đán, ngày Giải phóng miền Nam và ngày
Quốc tế Lao động đem lại TSSL cao hơn so với
những ngày giao dịch khác với độ tin cậy từ 90%
trở lên. Những ngày giao dịch trước kỳ nghỉ Quốc
khánh có tác động tích cực đến TSSL của HNX-
Index, nhưng không tác động có ý nghĩa đến TSSL
của Vn-Index. So sánh tác động của các kỳ nghỉ lễ
nghiên cứu tại Việt Nam, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
có tác động mạnh nhất đối với TSSL của Vn-Index
và tác động mạnh thứ nhì đối với TSSL của HNX-
Index. Tác động của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tính
theo lịch âm đến TSSL chứng khoán là phù hợp
với nghiên cứu của Chan & cộng sự (1996) đối với
TTCK tại Indonesia, Singapore và Thái Lan, và Lê
Thị Hồng Minh & Trương Ngọc Sơn (2018) trên
TTCK Việt Nam, Malaysia và Nhật Bản. Ngoài ra,
nghiên cứu chưa tìm thấy tác động lên TSSL của
BẢNG 1: KẾT QUẢ THỐNG KÊ VÀ KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG
RVN-index RHNX-index Tên biến Số quan sát
Kết quả thống kê
mon
478
Giá trị nhỏ nhất
-6,0500
-7,7900
tue
485
Giá trị trung bình
-0,0110
-0,0451
wed
487
Giá trị lớn nhất
4,6500
9,6000
thu
490
Độ lệch chuẩn
1,4449
1,8309
prec
30
Số quan sát
2.427
2.427
postc
30
Kết quả kiểm định tính dừng
prel
30
Dickey-Fuller, Z(t)
-38,594*** -42,493*** postl
30
Phillips-Perron, Z(t)
-38,961*** -42,851*** pre30c
30
pre9c
27
Nguồn: Tính toán của tác giả
BẢNG 2: KẾT QUẢ HỒI QUY HIỆU ỨNG KỲ NGHỈ LỄ TẠI VIỆT NAM
Biến
RVN-index RHNX-index
l1r_index
0,2383***
0,1436***
l2r_index
-0,0092
0,0008
Thứ Hai
-0,2157**
-0,3150***
Thứ Ba
-0,2366*** -0,3337***
Thứ Tư
-0,0481
-0,0258
Thứ Năm
-0,1341
-0,1395
T.Dlich
0,3695**
0,5521**
S.Dlich
0,2378
-0,0478
T.Alich
0,6602***
0,7410***
S.Alich
-0,0742
0,0109
T.30T4
0,3792**
0,3071*
T.QKhanh
0,3709
1,0117***
Hằng số (α_0)
0,0945
0,0930
Số quan sát
2.427
2.427
r2
0,0671
0,0349
Kiểm định bỏ sót biến
0,3311
0,0591
Kiểm định đa cộng tuyến (VIF)
<1,70
<1,70
Kiểm định tự tương quan
0,0773
0,3154
0,1493
0,2899
Ghi chú: *, **, *** lần lượt đại diện cho ý nghĩa thống kê tại mức 10%, 5%, 1%
Nguồn: Tính toán của tác giả