Page 80 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
79
Vn-Index và HNX-Index khi chứng khoán giao
dịch vào những ngày sau các kỳ nghỉ Tết. Tóm
lại, kết quả của bài báo này cho thấy giao dịch
vào những ngày trước các kỳ nghỉ lễ tại Việt Nam
thường đem lại TSSL cao hơn so với những ngày
bình thường cho nhiều chứng khoán niêm yết khi
hầu hết các kỳ nghỉ lễ này đều đem lại TSSL tích
cực đối với chỉ số Vn-Index và HNX-Index. Kết quả
này bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm chứng
tỏ sự thiếu phù hợp của giả thuyết thị trường hiệu
quả tại TTCK Việt Nam.
Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
Bằng cách kiểm soát hiệu ứng ngày trong tuần
và sự ảnh hưởng của kết quả giao dịch các ngày
giao dịch liền trước, nghiên cứu cho thấy, TTCK
Việt Nam chịu tác động bởi hiệu ứng trước kỳ
nghỉ lễ đối với cả Vn-Index - đại diện cho chứng
khoán niêm yết tại HoSE và HNX-Index- đại diện
cho chứng khoán niêm yết tại HNX. Sử dụng dữ
liệu từ ngày 28/9/2007 đến ngày 30/6/2017, kết quả
nghiên cứu cho thấy, các ngày giao dịch trước bốn
kỳ nghỉ lễ gồm: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán,
ngày Giải phóng miền Nam và ngày Quốc tế Lao
động, ngày Quốc khánh đều tác động tích cực đến
TSSL của HNX-Index. Đối với TSSL của Vn-Index,
ngoại trừ kỳ nghỉ Quốc khánh tác động không có ý
nghĩa thống kê, còn lại những ngày giao dịch trước
ba kỳ nghỉ còn lại đều tác động tích cực đến TSSL
của Vn-Index. Trong các kỳ nghỉ lễ, trước kỳ nghỉ
Tết Nguyên đán có tác động mạnh đến TSSL của cả
VN-Index và HNX-Index với độ tin cậy đạt 99% có
thể là do tâm lý tích cực của các nhà đầu tư trước
khi bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm so với
các kỳ nghỉ còn lại. Ngoài ra, kết quả kiểm soát
hiệu ứng ngày trong tuần trong nghiên cứu cho
thấy, ngày thứ Hai và ngày thứ Ba là hai ngày tác
động tiêu cực có ý nghĩa thống kê đối với TSSL
của cả VN-Index và HNX-Index. Việc tồn tại hiệu
ứng ngày trong tuần và hiệu ứng trước kỳ nghỉ lễ
trong nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng
thực nghiệm chống lại giả thuyết thị trường hiệu
quả của Fama (1970) và bổ sung thêm kiến thức
trong vào kho tàng học thuật về các hiệu ứng theo
lịch trên TTCK.
Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Dựa trên kết quả nghiên cứu cụ thể đối với
từng kỳ nghỉ lễ tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể
xem xét bổ sung thêm vào danh sách tiêu chí liên
quan đến thời điểm mua/bán chứng khoán vào
trước các kỳ nghỉ lễ nhằm đạt được suất sinh lợi
cao nhất. Một chiến lược đơn giản mà nhà đầu
tư có thể thiết lập bằng cách kết hợp cả hiệu ứng
ngày trong tuần và hiệu ứng trước kỳ nghỉ lễ từ
kết quả của nghiên cứu này. Đó là chiến lược mua
chứng khoán vào những ngày mà TTCK Việt Nam
giảm điểm nhiều nhất trong tuần (như vào Thứ
Hai và Thứ Ba) và bán chứng khoán để chốt lời
vào những ngày TTCK Việt Nam thường tăng
điểm (như trước các kỳ nghỉ lễ). Để tăng hiệu quả
của chiến lược khi kết hợp hiệu ứng ngày trong
tuần và hiệu ứng trước kỳ nghỉ lễ, nhà đầu tư có
thể lưu ý chọn giá trị tuyệt đối cao nhất của hệ số
hồi quy đối với những biến đại diện cho hai hiệu
ứng có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên
cứu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư khi thực hiện chiến
lược dựa trên hai hiệu ứng này cũng cần tính toán
cẩn thận những chi phí giao dịch phải trả so với
mức lợi nhuận dự kiến có thể nhận được. Ngoài
ra, việc phân tích thận trọng các yếu tố tác động
cũng sẽ giúp các nhà đầu tư hạn chế được những
rủi ro trong quá trình đầu tư.
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Thị Hồng Minh & Trương Ngọc Sơn (2018), Ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết
Âm lịch đến TTCK Việt Nam và các quốc gia châu Á, Tạp chí Công nghệ
Ngân hàng, tháng 01 & 02. 2018, pp.90-100;
2. Trương Đông Lộc, Võ Quốc Anh & Lê Ngọc Phương Hiền (2017), Hiệu ứng
trước kỳ nghỉ lễ trên lợi nhuận và độ biến động của cổ phiếu - Nghiên cứu
thực nghiệm tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa
học và Đào tạo Ngân hàng. 185, pp.51-58;
3. Ariel, R. (1990), ‘High stock returns before holidays: existence and
evidence on possible causes’, The Journal of Finance, Vol. 45, No. 5,
pp.1611–1626;
4. Cadsby, C.B. and Ratner, M. (1992), ‘Turn-of-the-month and pre-holiday
effects on stock returns: some international evidence’, Journal of Banking
and Finance, Vol. 16, No. 3, pp.497–509;
5. Chan, M. L., Khanthavit, A., & Thomas, H. (1996), Seasonality and
cultural influences on four Asian stock markets. Asia Pacific Journal of
Management, 13(2), 1-24;
6. Kendall, M.G. (1953), ‘The analysis of economic time series, Part I. Prices’,
Journal of the Royal Statistical Society, Vol. 96, pp.11–25;
7. Kim, C.W. and Park, J. (1994) ‘Holiday effect and stock returns: further
evidence’, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 29, No. 1,
pp.145–157;
8. Lakonishok, J. and Smidt, S. (1988), ‘Are seasonal anomalies real? A
ninety-year perspective’, The Review of Financial Studies, Vol. 1, No. 4,
pp.403–425;
9. Pettengill, G.N. (1989), ‘Holiday closings and security returns’, The Journal
of Financial Research, Vol. 12, No. 1, pp.57–67.