Page 81 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

80
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Diễn biến và xu hướng
thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh
Thị trường tín dụng BĐS TP. Hồ Chí Minh cũng
như trong cả nước hiện nay đa dạng hơn các năm
trước đây. Ngoài các nhu cầu vay vốn thông lệ (đầu tư
xây văn phòng cho thuê, khách sạn, nhà hàng, resort;
mua nhà ở, căn hộ; sửa chữa và cải tạo nhà) thì nhu
cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp vay vốn đầu
tư các dự án BOT, BT; cá nhân vay vốn đầu tư các
căn hộ cho thuê condotel; đầu tư mua đất nền tại các
khu vực ngoại thành, các địa điểm có kế hoạch chuyển
thành đặc khu kinh tế sẽ ngày càng tăng...
Tuy nhiên, sau các cơn sốt đất nền, đất tại các khu
đón trước sự phát triển, cũng đã có nhiều nhà đầu
tư thua lỗ nặng. Việc đầu tư đất nền, đất tại một số
địa phương dự kiến chuyển thành đặc khu kinh tế
chững lại, giảm giá khiến nhiều nhà đầu tư bị chôn
vốn hàng tỷ đồng, thậm chí là hàng chục hay hàng
trăm tỷ đồng. Điều đáng nói là trong số những khoản
lỗ BĐS nêu trên, chưa có được số liệu cụ thể, chính xác
về nguồn gốc vốn vay tín dụng ngân hàng. Bên cạnh
đó, thị trường căn hộ tại Hà Nội, đặc biệt là TP. Hồ
Chí Minh đang đứng trước xu hướng giao dịch chậm
lại. Tình hình này càng làm dấy lên những cảnh báo
về quản trị rủi ro tín dụng BĐS đối với các NHTM.
Theo CBRE Việt Nam, công ty chuyên về môi giới
và tư vấn BĐS, thị trường căn hộ chung cư tại TP. Hồ
Chí Minh trong quý II/2018 diễn biến khá ảm đạm, cả
nguồn cung lẫn số lượng giao dịch đều giảm mạnh.
Cụ thể, số lượng căn hộ chào bán mới tại TP. Hồ Chí
Minh trong quý II/2018 đạt 6.109 căn hộ, giảm 36% so
với năm trước. Lượng cung căn hộ giảm nhiều nhất
trong quý II/2018 là tại phân khúc trung cấp, với mức
giảm 62% so với quý I/2018.
Về số lượng giao dịch, trong quý II/2018 có 6.947
T
rong các năm 1995 – 1998, tiếp đó là các năm
2007 – 2008 và cả năm 2011, các ngân hàng
thương mại (NHTM) đã gặp phải các khoản nợ
xấu lớn, nhiều khoản nợ không có khả năng thu hồi,
phải cơ cấu lại, nhiều ngân hàng phải sáp nhập hay
để xảy ra một số vụ án hình sự lớn… Nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng trên là do các NHTM cho
vay lỏng lẻo đối với các dự án bất động sản (BĐS) tại
TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, quy mô dư nợ tín dụng
của các NHTM đối với lĩnh vực BĐS lớn gấp nhiều
lần các năm trước đây, giao dịch khá đa dạng và tại
TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… đang có xu hướng chững
lại, càng đặt ra vấn đề cấp bách đối với các NHTM là
cần chủ động, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng BĐS
thật sự chặt chẽ, tránh gây ra những tổn thất cho ngân
hàng và những hậu quả đối với nền kinh tế.
QUẢNTRỊ RỦI ROTÍNDỤNGBẤT ĐỘNG SẢNĐỐI VỚI
CÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
ThS. THÂN NGỌC MINH -
Công ty cổ phần Đầu tư An Gia – TP. Hồ Chí Minh *
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng bất động sản là vấn đề thời sự của quản trị ngân hàng, thu hút
được sự quan tâmcủa cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như các định chế tài chính cung cấp các khoản
vay. Bài học về quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thươngmại trong cả nước nói chung và
tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng thời gian qua là cần chủ động, tự giác kiểmsoát chặt chẽ, tuân thủ các quy
trình tín dụng trong hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.
Từ khóa: Tín dụng, rủi ro tín dụng, ngân hàng, bất động sản
CREDIT RISK MANAGEMENT OF REAL ESTATE OF COM-MER-
CIAL BANKS IN HO CHI MINH CITY
Preventing and limiting credit risks are
standing issues of bank management which
have the most concern of both state agencies and
financial institutions. The last 20-year lesson
of banking credit risks of the country and of Ho
Chi Minh city is to actively and responsibly
control and follow the credit procedure in
making loans for real estate sector.
Keywords: Credit, credit risk, bank, real estate
Ngày nhận bài: 13/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/7/2018
Ngày duyệt đăng: 2/8/2018
*Email:
ngocminh10b@yahoo.com.vn