Page 95 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

94
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Tập đoàn Bảo Việt đã khẳng định vai trò và
vị thế trên thị trường tài chính – bảo hiểm
Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập khu
vực, Bảo Việt hướng đến tầm nhìn 2025 là
“Giữ vững vị thế Tập đoàn tài chính – Bảo
hiểm hàng đầu tại Việt Nam, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc tế, tiềm lực tài chính
mạnh, tăng trưởng hiệu quả và bền vững”.
Kiên định với định hướng chiến lược phát
triển trong suốt thời gian qua, Tập đoàn
Bảo Việt luôn chú trọng xây dựng một cơ
cấu quản trị vững mạnh trên cơ cơ sở tuân thủ quy
định của pháp luật Việt Nam kết hợp với việc vận
dụng các thông lệ quốc tế về quản trị DN để đảm
bảo giám sát hoạt động của DN một cách chuyên
nghiệp, minh bạch và hiệu quả, góp phần đảm bảo
lợi ích của cổ đông và sự hài hòa với lợi ích của các
bên liên quan.
Sau khi cổ phần hóa vào năm 2007, bộ phận
KTNB đã được thành lập và hoạt động theo thông lệ
quốc tế, phù hợp với khung thực hành nghề quốc tế
chuyên nghiệp - IPPF của Viện KTV nội bộ Mỹ (IIA).
Tuy bộ phận KTNB được thành lập rất sớm so với
các DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, nhưng
ngay từ đầu hoạt động KTNB đã tiếp cận theo định
hướng kiểm toán theo định hướng rủi ro; cùng với
hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia hàng đầu từ các đối
tác tên tuổi trên thế giới như HSBC, PwC trong xây
dựng quy trình kiểm toán để giúp KTNB đáp ứng
và duy trì được chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế. Quy trình KTNB của Tập đoàn Bảo Việt đang
triển khai hiện nay là kết quả của việc vận dụng
nguyên lý, quy trình KTNB theo chuẩn mực quốc
tế vào thực tế mô hình hoạt động tại Tập đoàn Bảo
Việt (Sơ đồ 1).
Từ sơ đồ có thể thấy, cách tìm hiểu của KTV
về đánh giá rủi ro là từ “đỉnh đến đáy”. Trong đó,
“đỉnh” đề cập đến đánh giá rủi ro kế hoạch tổng
thể đến “đáy” kế hoạch chi tiết đánh giá thực hiện
khuyến nghị ở nhiều cấp độ khác nhau, cụ thể:
Trong giai đoạn đánh giá rủi ro tổng thể lập kế
hoạch kiểm toán năm:
- Căn cứ vào danh mục rủi ro ở cấp độ tổng thể
(rủi ro lớn) của các đối tượng được kiểm toán và áp
dụng mô hình chấm điểm rủi ro (RC), KTNB thực
hiện đánh giá rủi ro để xếp hạng rủi ro cho từng đối
tượng kiểm toán
- Kết quả xếp hạng có được từ quá trình đánh
giá rủi ro tổng thể sẽ được sử dụng như một trong
những tiêu chí và nguồn thông tin quan trọng nhằm
xác định và lựa chọn các đối tượng cần được kiểm
toán để đưa vào kế hoạch kiểm toán hàng năm. Như
vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng: Kết quả
đánh giá rủi ro ở cấp độ tổng thể giúp cho KTNB
nhận diện các “đối tượng kiểm toán” cần ưu tiên
thực hiện.
Trong giai đoạn đánh giá rủi ro và lập kế hoạch
kiểm toán chi tiết:
- Sau khi đã lựa chọn được các đối tượng kiểm
toán, để triển khai từng cuộc kiểm toán, KTNB
tiếp tục xây dựng danh mục rủi ro ở cấp độ quy
trình của các mảng hoạt động thuộc đối tượng
BẢNG 1. BỐN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KIỂM TOÁN TRÊN THẾ GIỚI
STT
Phương pháp
Nội dung
1 Kiểm toán tiếp cận dựa
trên các thủ tục cơ bản
Còn gọi là phương pháp tiếp cận xác minh hoặc phương pháp xác minh trực tiếp. Trong phương pháp
này, các nguồn lực kiểm toán được tập trung vào việc kiểm tra một khối lượng lớn các giao dịch và số dư
tài khoản mà không có bất kỳ sự tập trung đặc biệt nào vào các vùng cụ thể của đối tượng kiểm toán.
2
Kiểm toán tiếp
cận dựa trên bảng
cân đối kế toán
Với cách tiếp cận này, các thủ tục cơ bản được tập trung vào các số dư tài khoản của báo cáo được
kiểm toán (báo cáo tình hình tài chính), chỉ với một số thủ tục rất hạn chế được thực hiện đối với
các khoản mục trên báo cáo thu nhập lỗ/lãi. Các biện minh cho cách tiếp cận này cho rằng nếu các
khẳng định của nhà quản lý liên quan đến tất cả các tài khoản trên báo cáo được kiểm toán được
kiểm tra và xác minh, thì số liệu trên báo cáo lãi/lỗ trong kỳ kế toán sẽ không có sai sót trọng yếu
3
Kiểm toán theo
tiếp cận hệ thống
Đòi hỏi KTV phải đánh giá hiệu quả kiểm soát nội bộ của một đơn vị, từ đó đưa ra các thủ tục cơ bản chủ
yếu đối với những vùng mà KTV xét thấy các mục tiêu của hệ thống KSNB sẽ không được đáp ứng. Các
thử nghiệm sẽ giảm ở những vùng mà KTV xét thấy các mục tiêu của hệ thống KSNB sẽ được đáp ứng.
4 Kiểm toán tiếp cận
theo định hướng rủi ro
Là phương pháp tập trung nguồn lực để ưu tiên thực hiện kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình
được đánh giá có mức độ rủi ro trọng yếu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH KTNB CỦA TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT
Nguồn: Tập đoàn Bảo Việt