Page 96 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2018
95
kiểm toán hoặc theo mục tiêu của các chuyên đề
kiểm toán (rủi ro chi tiết) và thực hiện đánh giá
rủi ro để làm cơ sở lựa chọn phạm vi kiểm toán
theo định hướng tập trung vào các mảng hoạt
động, lĩnh vực có mức độ rủi ro trọng yếu. Trong
quá trình này, KTNB đánh giá rủi ro chi tiết theo
các bước chính như sau: Xác định và đánh giá rủi
ro cố hữu; Xác định quy trình kiểm soát nội bộ và
hoạt động giảm thiểu rủi ro; Đánh giá rủi ro còn
lại; Lập báo cáo đánh giá rủi ro.
- Kết quả đánh giá rủi ro chi tiết sẽ chỉ rõ các lĩnh
vực có rủi ro cao cần được ưu tiên thực hiện kiểm
toán. Hay nói cách khác, kết quả đánh giá rủi ro ở
cấp độ chi tiết đã chỉ ra cho KTNB “phạm vi kiểm
toán” là một hoặc nhiều mảng hoạt động thuộc đối
tượng kiểm toán cần tập trung rà soát, đánh giá
trong một cuộc kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện KTNB, Tập đoàn Bảo
Việt liên tục triển khai đồng bộ một loạt các giải
pháp để đảm bảo kết quả đánh giá rủi ro luôn được
hoàn thiện một cách phù hợp nhất, cụ thể: Thuê
chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng hồ
sơ rủi ro mẫu; Thực hiện trao đổi, tham vấn ý kiến
từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành cấp cao hàng
năm để thấu hiểu các chiến lược, mục tiêu kinh
doanh và các rủi ro chiến lược có ảnh hưởng trọng
yếu tới việc hoàn thành mục tiêu của Tập đoàn
và các Công ty con; Xây dựng cơ chế phối hợp và
thường xuyên trao đổi nắm bắt thông tin với bộ
phận quản lý rủi ro để thống nhất quan điểm về
nhận diện, đánh giá rủi ro, các biện pháp kiểm
soát; Cập nhật, nâng cấp hồ sơ rủi ro dựa trên kết
quả thực hiện các cuộc kiểm toán; Tham gia hội
thảo, đào tạo về quản trị rủi ro; Thực hiện khảo sát
rủi ro tại các Công ty con…
Với hơn 10 năm hình thành và phát triển, bộ
phận KTNB Tập đoàn Bảo Việt đã và đang ngày
càng khẳng định được vai trò đảm bảo và tư vấn
độc lập, khách quan nhằm bổ sung giá trị và nâng
cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt về
mặt kiểm soát, quản lý rủi ro và quản trị DN và
kiện toàn tổ chức bộ máy KTNB hoạt động theo
chuẩn mực và thông lệ quốc tế; Hoàn thiện và
củng cố hệ thống văn bản về quy chế tổ chức hoạt
động, chức năng nhiệm vụ, quy trình, hướng dẫn,
mẫu biểu… làm cơ sở cho mọi hoạt động KTNB.
Bên cạnh đó, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa bộ
phận KTNB với các bộ phận đảm bảo khác trong
Tập đoàn bao gồm: Ban Kiểm soát; Bộ phận quản
lý rủi ro; pháp chế - tuân thủ tại Công ty mẹ; Bộ
phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các công ty con
100% vốn, để góp phần nâng cao việc sử dụng
nguồn lực, nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ
toàn Tập đoàn.
Bộ phận KTNB Tập đoàn Bảo Việt cũng đã xây
dựng và liên tục cập nhật hồ sơ rủi ro bao gồm:
Danh mục rủi ro, các chỉ số nhận diện rủi ro, kết
quả đánh giá từng rủi ro cho hầu hết các đối tượng
được kiểm toán để làm cơ sở xây dựng kế hoạch
kiểm toán; Hoàn thành tốt các cuộc kiểm toán đảm
bảo; Định hướng nghiên cứu, triển khai kiểm toán
hỗn hợp (kết hợp giữa kiểm toán đảm bảo và kiểm
toán tư vấn) và kiểm toán tư vấn…
Tính ưu việt của phương pháp tiếp cận
thực hiện kiểm toán nội bộ “dựa trên rủi ro”
Phương pháp tiếp cận thực hiện KTNB “dựa trên
rủi ro” là một hướng đi mới, giúp nâng cao chất
lượng hoạt động KTNB của cộng đồng DN. Điều
này được thể hiện tương đối rõ ràng trên các khía
cạnh sau:
Thứ nhất,
tất cả các đối tượng kiểm toán đều
được rà soát, đánh giá xem xét đưa vào phạm vi
kiểm toán nên việc lựa chọn đơn vị, phạm vi kiểm
toán luôn đảm bảo tính thận trọng, xem xét một
cách toàn diện đối tượng kiểm toán; đồng thời cũng
đảm bảo tính khách quan của KTNB trong việc lập
kế hoạch kiểm toán.
Thứ hai,
kiểm toán có trọng tâm, hiệu quả hơn
khi tập trung vào các đối tượng, có mức độ rủi
ro cao.
Thứ ba,
tiết kiệm tài chính, thời gian, nhân lực do
loại trừ thực hiện kiểm toán các đối tượng có mức
độ rủi ro thấp.
Thứ tư,
không chỉ thực hiện chức năng đánh giá
tính tuân thủ theo các quy định, quy chế, quy trình
đã có sẵn mà còn thực hiện chức năng đánh giá thiết
kế kiểm soát xem các quy định đã được ban hành
có đảm bảo giảm thiểu, hạn chế rủi ro tới mức chấp
nhận được hay không.
Thứ năm,
kết quả kiểm toán cung cấp nhiều thông
tin giá trị hơn cho Ban điều hành, do chú trọng vào
việc đưa ra các đề xuất cải tiến trong tương lai,
không tập trung vào việc khắc phục, xử lý các sai
sót trong quá khứ.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày
29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
2. Quy trình kiểm toán nội bộ Tập đoàn Bảo Việt;
3. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế năm 2017 (Standards);
4. Hướng dẫn thực hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế năm 2017
(Implementation guides).