Page 97 - 2018.08 K1

Basic HTML Version

96
Theo PwC (2016), có tới 83% các tổ chức tài chính
thừa nhận rằng, nhiềumảng kinh doanh truyền thống
bị ảnh hưởng bởi fintech. Do các công ty fintech đã có
tác động đáng kể đến ngành Tài chính, nên mỗi công
ty tài chính cần xây dựng khả năng tận dụng hoặc
đầu tư vào fintech để duy trì năng lực cạnh tranh.
Sự tăng trưởng của đầu tư vào fintech cũng là
một hiện tượng. Theo Accenture (2016a), đầu tư
toàn cầu vào đầu năm 2016 đạt 5,3 tỷ USD, tăng
67% so với cùng kỳ năm trước và tỷ lệ đầu tư vào
các công ty fintech ở châu Âu và châu Á - Thái Bình
Dương gần gấp đôi. Phần lớn nguồn đầu từ lại đến
từ các định chế tài chính truyền thống. Các tổ chức
tài chính truyền thống đầu tư vào các công ty khởi
nghiệp fintech bên ngoài dưới hình thức các dự án
hợp tác fintech, cũng như các dự án fintech nội bộ
với hy vọng đổi mới và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Theo KPMG (2017), trong báo cáo 100 Fintech
công bố hàng năm cho thấy, có 41 công ty của Anh
và EMEA (Châu Âu, Trung Đông và châu Phi), 29
công ty của châu Mỹ, 30 công ty từ châu Á - Thái
Bình Dương (gồm cả Australia và New Zealand).
Holland FinTech (2015) dự báo, doanh thu khoảng
660 tỷ USD có thể di chuyển từ các dịch vụ tài chính
truyền thống sang các dịch vụ fintech trong các lĩnh
vực thanh toán, huy động vốn từ cộng đồng, quản
lý tài sản và cho vay.
Sự xuất hiện của fintech
Tài chính điện tử cho phép các cá nhân hoặc
doanh nghiệp (DN) truy cập tài khoản, giao dịch kinh
doanh và lấy thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tài
chính mà không phải liên hệ trực tiếp với các công ty
tài chính. Nhiều mô hình kinh doanh tài chính điện
tử nổi lên vào những năm 1990, bao gồm ngân hàng
Vai trò Fintech trong hệ thống tài chính
Fintech được công nhận là một trong những phát
kiến quan trọng nhất trong ngành Tài chính trên thế
giới và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng,
được hỗ trợ bởi nền kinh tế chia sẻ, các luật định và
ngành công nghệ thông tin. Fintech sẽ định hình lại
ngành công nghiệp tài chính bằng cách cắt giảm chi
phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra một hệ
thống tài chính đa dạng và ổn định hơn.
HỆ SINHTHÁI VÀMÔHÌNHKINHDOANH FINTECH
ThS. ĐẶNG NGỌC BIÊN
– Đại học Kinh tế Quốc dân *
Công nghệ tài chính (fintech) là mô hình tài chính được sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông
tin. Fintech được ví như một nhân tố có tính đột phá, có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài
chính truyền thống. Hiện tại, ngành Tài chính đang trải qua sự thay đổi chưa từng có, theo đó, một
loạt sản phẩm tài chính truyền thống đang được thử thách bởi các sản phẩm fintech cải tiến. Đổi
mới fintech có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ bối cảnh tài chính trong tương lai gần. Giống như
bất kỳ sự đổi mới nào, sức mạnh đột phá của fintech sẽ thể hiện rõ ràng khi thị trường phát triển.
Bài viết khái quát về lịch sử fintech và về hệ sinh thái fintech, giới thiệu về các mô hình kinh doanh
và các loại hình đầu tư fintech khác nhau.
Từ khóa: Fintech, mô hình kinh doanh fintech, đầu tư fintech
ECOSYSTEM AND BUSINESS MODEL FINTECH
Financial technology (Fintech) is a financial
model supported by information technology.
Fintech is considered a breakthrough with
significant impacts on traditional financial
market. At the moment, the financial sector is
undergoing unprecedented change, as a series
of traditional financial products are being
challenged by innovative fintech products.
Fintech innovation will have a strong impact on
the overall financial situation in the near future.
Like any innovation, the breakthrough power of
fintech will be evident when the market grows.
This paper summarizes the history of fintech
and fintech ecosystem, and then introduces the
business models and fintech investment forms.
Keywords: Fintech, fintech business model, fintech
investment
Ngày nhận bài: 13/7/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 30/7/2018
Ngày duyệt đăng: 3/8/2018
*Email:
trananhmusic@gmail.com
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC