Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 47

49
Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp
Việt Nam
Việc hiểu rõ các cam kết quy định tại các hiệp
định FTA (đặc biệt là các cam kết cho phép tiếp
cận thị trường đối tác) và vượt qua thách thức
cạnh tranh (chủ yếu từ việc mở cửa thị trường cho
đối tác nước ngoài) là điều kiện tiên quyết để DN
có thể tận dụng các cơ hội cũng như xử lý các rủi
ro, thách thức từ các hiệp định FTA. Theo khảo sát
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), hiểu biết của DN về các hiệp định FTA
quan trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) còn
rất hạn chế, dù thái độ chung của DN là lạc quan
trước các FTA này.
Doanh nghiệp nhận thức thế nào về các FTA?
- Liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP): Theo Báo cáo Chỉ số Năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 công bố tháng
3/2015 do VCCI thực hiện, vẫn có khoảng 30% các
DN không biết về việc Việt Nam đàm phán Hiệp
định TPP, 70% các DN biết về hiệp định này cũng
chủ yếu là “có nghe nói tới” chứ chưa hiểu biết
sâu sắc về Hiệp định. Nhóm DN dân doanh tuy có
thái độ lạc quan ở mức cao nhất về Hiệp định TPP
(66% ủng hộ việc Việt Nam đàm phán TPP) nhưng
lại là nhóm hiểu biết sơ sài nhất về việc đàm phán
này. Nhóm DN ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp,
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
T
hời gian sắp tới, Việt Nam sẽ bước vào giai
đoạn thực thi các hiệp định thương mại tự
do (FTA) đặc biệt lớn, các FTA thế hệ mới, có
mức độ tự do hóa sâu, phạm vi rộng với các đối tác
thương mại hàng đầu thế giới như: Hoa Kỳ, Liên
minh châu Âu (EU)… Các hiệp định này mở ra
con đường hội nhập thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp (DN) Việt Nam cũng như toàn bộ nền kinh
tế với các đối tác thương mại lớn. Đồng thời, thông
qua việc thực thi các cam kết của hiệp định thương
mại tự do giúp cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh của Việt Nam được cải thiện mạnh mẽ, tạo
điều kiện để DN tự do sáng tạo, kinh doanh, làm
giàu cho DN và cho đất nước.
Các báo cáo đánh giá kết quả thực thi của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) 3 năm, 5 năm trước
đây cho thấy, DN Việt Nam dường như chưa khai
thác được nhiều cơ hội từ việc gia nhập WTO. Trong
khi đó, báo cáo về tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tận
dụng được các ưu đãi thuế quan theo các hiệp định
FTA cho biết, sau nhiều năm, mức độ tỷ lệ tận dụng
này mới chỉ đạt trung bình khoảng 30%. Để khai
thác được hết các lợi ích từ các hiệp định thương
mại tự do mang lại, yêu cầu đầu tiên là ở chính bản
thân DN, các DN phải thực sự nỗ lực để nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Bên
cạnh nỗ lực tự thân của khu vực DN, sự hỗ trợ từ
phía Chính phủ cũng rất cần thiết, để giúp các DN
Việt Nam (phần lớn là các DN quy mô nhỏ và vừa)
vượt qua những thách thức của hội nhập.
DOANHNGHIỆPVIỆT NAMVÀVẤNĐỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TS. ĐẬU ANH TUẤN
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Năm 2015 được đánh giá là năm hội nhập mạnh mẽ và mở cửa sâu rộng của Việt Nam.
Nước ta đã hoàn tất đàm phán và ký kết một loạt hiệp định quan trọng như Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu,
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc... Việt Nam cũng đã chính thức trở thành
thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN kể từ ngày 1/1/2016. Như vậy, bước vào năm
2016 cơ hội sẽ mở rộng hơn nữa với kinh tế Việt Nam nhưng đi liền theo đó cũng không ít
thách thức đặt ra.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...62
Powered by FlippingBook