52
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức
này. Và DN rất cần những hỗ trợ thông tin, tư
vấn từ các cơ quan Nhà nước liên quan. Do đó,
đề nghị Chính phủ có các biện pháp thích hợp để
tăng cường việc cung cấp thông tin và tư vấn cho
DN, đặc biệt liên quan tới Hiệp định TPP và Hiệp
định EVFTA, bao gồm:
Thứ nhất
, chỉ định các đơn vị có thẩm quyền
trong việc hướng dẫn, giải thích nội dung các cam
kết một cách chính thức cho các DN.
Thứ hai
, đặt ra cơ chế phối hợp bắt buộc giữa
các cơ quan có chuyên môn về các cam kết hội
nhập với các đầu mối cung cấp thông tin, tư vấn
cho DN như Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI),
để kịp thời hỗ trợ DN trong những thông tin, tư
vấn những về những vấn đề đòi hỏi chuyên môn
sâu của cán bộ đàm phán, thực thi. Trước mắt,
liên quan tới việc phổ biến, truyên truyền các cam
kết các Hiệp định TPP, Hiệp định EVFTA, đề nghị
Chính phủ chỉ đạo Đoàn đàm phán và các bộ,
ngành liên quan cử cán bộ có chuyên môn phối
hợp với VCCI trong các hoạt động như:
(i) Tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo phổ biến,
tuyên truyền cho DN về các khía cạnh, lĩnh vực
cam kết của các Hiệp định TPP và EVFTA;
(ii) Tổ chức biên soạn các Cẩm nang hướng
dẫn DN về các cam kết Hiệp định TPP, Hiệp định
EVFTA cụ thể trong từng ngành;
(iii) Thiết lập đầu mối thông tin để cung cấp
thông tin cho DN về các Hiệp định TPP, Hiệp định
EVFTA.
Thứ ba,
hỗ trợ về nguồn lực cho các đầu mối
cung cấp thông tin, tư vấn hội nhập tương tự
Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI). Chú ý chỉ
hỗ trợ cho những đầu mối chứng minh được rằng,
hoạt động có hiệu quả, có sản phẩm và kết quả cụ
thể, cho phép công chúng/DN tiếp cận được thuận
tiện nhất… không hỗ trợ tràn lan lãng phí nguồn
lực như giai đoạn trước đây.
Các hiệp định mở cửa thương mại thời gian
qua và những hiệp định FTA thế hệ mới sắp tới
chắc chắn sẽ là một động lực mới, mang theo
những cơ hội chưa từng có cho nền kinh tế Việt
Nam và các DN Việt Nam. Để những cơ hội đó
không bị chuyển hóa thành thách thức mà thực
sự trở thành hiện thực thì còn rất nhiều việc phải
làm. DN sẽ phải là những người đầu tiên cần thay
đổi. Vấn đề cải thiện năng lực cạnh tranh sẽ là
việc tiên quyết phải làm, do vậy DN mong muốn
Chính phủ hỗ trợ trong việc hiểu, nắm bắt và tận
dụng các cơ hội cũng như vượt qua những thách
thức của hội nhập.
mại (trung bình Trung tâm WTO và Hội nhập đề
xuất khoảng 30 khuyến nghị/năm).
Nỗ lực của Trung tâmWTO và Hội nhập (VCCI)
đã mang lại những hiệu quả ban đầu thiết thực.
Tuy vậy, các hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế
và chưa đạt được kỳ vọng, bởi nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất
, thiếu nguồn lực thực hiện: Trong
nhiều trường hợp, do không có nguồn lực, các
hoạt động hỗ trợ DN chưa được thực hiện kịp thời
và với tần suất mong muốn. Ví dụ: Do hạn chế về
kinh phí cho dịch thuật nên không thể cung cấp
thông tin bằng tiếng Việt cho các DN về những
vấn đề nóng trong hội nhập trên thế giới; cũng do
hạn chế về kinh phí nên không thể thuê tư vấn
tốt để thực hiện việc xử lý, tóm tắt các cam kết và
chuyển tải sang ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với
DN; không kịp thời soạn thảo xuất bản được các
ấn phẩm, cẩm nang hữu ích cho DN…
Thứ hai
, thiếu hỗ trợ chuyên môn từ các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền: Các cán bộ đàm
phán và thực thi là những người hiểu rõ nhất,
chính xác nhất về các cam kết và vì vậy cũng là
những người có thể giải thích, tư vấn tốt nhất
cho DN. Tuy nhiên, không phải lúc nào VCCI
cũng nhận được sự phối hợp, hỗ trợ về chuyên
môn của các cán bộ, cơ quan này trong việc giải
đáp vướng mắc, tư vấn cho DN; mọi sự phối hợp
(nếu có) đều phụ thuộc vào sự thiện chí của từng
cá nhân, chứ hoàn toàn không có một cơ chế phối
hợp, thường xuyên và ràng buộc nào từ phía các
bộ, ngành liên quan.
Thứ ba
, thiếu các đầu mối giải thích cam kết
chính thức: Trong quá trình thực thi các cam kết,
nhiều trường hợp tư vấn hay giải thích từ phía
VCCI chỉ có tính chất tham khảo, DN cần có sự
giải thích thống nhất và có hiệu lực từ các cơ quan
có thẩm quyền để áp dụng trong trường hợp cụ thể
của mình. Tuy nhiên, hiện chưa có một cơ quan nào
được giao trách nhiệm và thẩm quyền này. Điều
này, dẫn đến khó khăn, vướng mắc khi triển khai
trong thực tế, bởi cơ quan quản lý ở địa phương
và DN có cách hiểu khác nhau về các cam kết và
không ai làm trọng tài cho các trường hợp này.
Hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập và thực thi
hiệu quả các cam kết quốc tế
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của
một loạt các hiệp định FTA thế hệ mới với phạm
vi cam kết rộng, mức độ cam kết sâu, những cơ
hội và thách thức đặt ra đối với DN dự kiến sẽ
rất lớn. Các DN Việt Nam lại chưa có thông tin
và cũng chưa có sự chuẩn bị cần thiết cho việc