TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 24

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
23
gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, nhưng
do sức ép bảo toàn vốn cho NĐT nên các quỹ đầu tư
quốc tế cũng không dám mạo hiểm rót vốn vào DN
khởi nghiệp, chỉ đầu tư một cách nhỏ giọt.
Những khó khăn, thách thức nêu trên của DN
khởi nghiệp bắt nguồn từ cả nguyên nhân khách
quan lẫn chủ quan, cụ thể:
-
Năng lực nội tại của các DN khởi nghiệp hiện
nay còn yếu, trong đó các nhà sáng lập DN khởi
nghiệp lại chưa tập trung đến tính thực tiễn của mô
hình kinh doanh, còn chú trọng quá nhiều đến ý
tưởng; thiếu thông tin để tiếp cận được các nguồn
hỗ trợ từ Chính phủ. Thậm chí, khi được các Quỹ
đầu tư rót vốn, nếu DN khởi nghiệp không đủ
“sức đề kháng” để đứng vững và tăng trưởng thì
sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. The Kafe là một ví
dụ điển hình, từ một dự án khởi nghiệp được vinh
danh với ý tưởng khá sáng tạo và đã huy động
thành công 5,5 triệu USD, tuy nhiên trước sức
ép tăng trưởng nóng, đội ngũ quản trị của dự án
đã không kịp điều tiết và đề ra định hướng hoạt
động phù hợp, dẫn đến dự án phải dừng triển
khai trong tiếc nuối của nhà sáng lập.
-
Do chưa có sự chuẩn bị kỹ càng trong việc triển
khai hoạt động huy động vốn, nên các DN khởi
nghiệp không thu hút được sự quan tâm của các
NĐT và không trình bày được những giá trị và tiềm
năng của dự án kinh doanh trong tương lai.
-
Các ngân hàng thương mại cũng chưa mạnh
dạn thay đổi “khẩu vị” rủi ro cho DN khởi nghiệp
vay vốn, do đặc thù DN khởi nghiệp thường là các
DN nhỏ và vừa không có hoặc có ít tài sản đảm
bảo, giá trị của DN chính là giá trị hình thành trong
tương lai nên rất khó xác định và độ rủi ro cao.
-
Từ năm 2017 trở về trước, hoạt động của
các quỹ đầu tư mạo hiểm gặp không ít khó khăn
cả về mặt pháp lý và thực tế triển khai, nên số
lượng các quỹ đầu tư trong và ngoài nước vẫn
chưa nhiều. Nghị định số 38/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết về hoạt động đầu tư cho
DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo mới được
ban hành, nên cần có khoảng thời gian nhất định
để triển khai thực hiện.
-
Việt Nam chưa hình thành được một hệ sinh
thái khởi nghiệp đồng bộ, nhất quán, hoạt động
có hiệu quả, bao gồm nhà sáng lập, mạng lưới các
NĐT, các cố vấn, các nhà tư vấn, các nhà cung
cấp dịch vụ, kênh huy động vốn… Hoạt động hỗ
trợ khởi nghiệp chủ yếu được thực hiện qua các
chương trình riêng lẻ với các mục tiêu, tiêu chí rất
khác nhau, thiếu hoạt động gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ
giữa các thành phần tham gia hệ sinh thái. Điều
này dẫn đến tình trạng DN khởi nghiệp ngại tiếp
xúc với cơ quan hỗ trợ và nhà đầu tư.
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động
huy động vốn cho cộng đồng khởi nghiệp
Để giúp DN khởi nghiệp tháo gỡ được những
khó khăn trong huy động nguồn vốn phát triển, thời
gian tới cần triển khai một số giải pháp cụ thể sau:
Về phía Nhà nước:
- Cần tạo điều kiện môi trường kinh doanh
thông thoáng, cắt giảm các thủ tục pháp lý để xây
dựng một thị trường vốn dành cho các DN khởi
nghiệp. Ý tưởng xây dựng một thị trường chứng
khoán chuyên dành cho các DN khởi nghiệp theo
mô hình KONEX (Hàn Quốc) là ý tưởng hữu hiệu
giúp các DN khởi nghiệp có thể tiếp cận được các
nguồn vốn với những tiêu chuẩn ở mức thấp hơn,
tách bạch với niêm yết, thị trường linh hoạt hơn,
có lợi cho cả DN và NĐT.
- Việc thành lập các tổ chức tài chính nhà nước
theo mô hình Quỹ mẹ của Hàn Quốc với số vốn ban
đầu từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ đối tượng khởi
nghiệp theo lĩnh vực ưu tiên là cần thiết, qua đó sẽ
tạo “vốn mồi” để thu hút và tranh thủ sự đầu tư của
các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước (Quỹ con).
- Nhà nước có thể hỗ trợ gián tiếp cho DN khởi
nghiệp thông qua các hình thức như hỗ trợ mặt
bằng sản xuất, thực hiện các chính sách khuyến
khích như giảm lãi suất, miễn giảm thuế... Hiện
nay, mức thuế suất thu nhập DN áp dụng ở Việt
Nam là 20%. Ở Thái Lan là 15% và ở Indonesia là
12,5%. Ngoài ra, Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín
dụng cho các DN khởi nghiệp trong những năm
đầu theo các điều kiện đi kèm; Thúc đẩy các DN
khởi nghiệp chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia
vào các cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị nhằm
tăng giá trị của DN khi huy động vốn.
- Trên cơ sở môi trường kinh doanh đầu tư cho
Hình 2: Số thương vụ huy động vốn thành công
qua các năm tại Việt Nam
Nguồn: Topica Funder Institute (TFI)
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...109
Powered by FlippingBook