TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 29

28
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
địa bàn, không nên theo đuổi việc xây dựng hệ sinh
thái khởi nghiệp dựa trên việc hình thành các ngành
công nghiệp mới.
Bốn là,
cần thu hút khu vực tư nhân ngay từ khi
bắt đầu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Các hệ
sinh thái khởi nghiệp nên để khu vực tư nhân dẫn
dắt, chính quyền chỉ nên đóng vai trò là người tạo
điều kiện cho sự hình thành và phát triển, không
lãnh đạo hoặc kiểm soát.
Năm là
, cần ưu tiên cho những DN có tiềm năng
cao. Các DN thành công cũng cần được quảng bá
và làm trường hợp điển hình cho những DN khác.
Sáu là,
giải quyết những thách thức từ thay đổi
văn hóa. Thực tế cho thấy, hoạt động khởi nghiệp
ở một số nơi có thể bị hạn chế bởi một nền văn hóa
bảo thủ không chấp nhận rủi ro. Để giải quyết vấn
đề này các giải pháp về truyền thông và giáo dục
tích cực là rất cần thiết.
Bảy là,
các DN hoạt động trong hệ sinh thái khởi
nghiệp cần chú ý đến năng lực của mình khi triển
khai các dự án khởi nghiệp sáng tạo.
Tám là,
hệ sinh thái khởi nghiệp và các chính sách
hỗ trợ DN trước đó (ví dụ hình thức cụm liên kết
ngành, vườn ươm DN…) có mối quan hệ tương hỗ
với nhau. Vì vậy, cần có chính sách để khuyến khích
sự tiếp tục phát triển trong không gian xây dựng
của hệ sinh thái khởi nghiệp mới.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện
các chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại
Việt Nam cũng cần phải tuân thủ một số điều kiện
sau: Chính sách nên được phát triển theo hướng toàn
diện và bao quát tất cả các thành phần của hệ sinh
thái khởi nghiệp hơn là lựa chọn một cách thận trọng
một số lĩnh vực đặc biệt quan tâm; Áp dụng cách tiếp
cận “từ trên xuống” và “từ dưới lên”, phân cấp trách
nhiệm cho chính quyền các địa phương và vùng trong
hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
1. VCCI (2017), Báo cáo nghiên cứu cơ chế hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo. Kinh
nghiệm quốc tế - Đề xuất giải pháp cho Việt Nam;
2. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2015). “Xây dựng và phát
triển hệ sinh thái khởi nghiệp: Vai trò của chính sách chính phủ”;
3. Cohen B. (2006), Sustainable Velley Entrepreneurial Ecosystems, Business
Strategy and the Environment, vol 15, trang 1-14;
4. Goswami K, Mitchell J. R, và Bhagavatula S. (2018), Accelerator expertise:
Understanding the intermediary role of accelerators in the development
of the Bangalore entrepreneurial ecosystem, Strategic Entrepreneurship
Journal, vol.12, trang 117- 150;
5. Isenberg, D. J. (2010). How to start an Entrepreneurial Revolution”, Harvard
Business Review số 88(6);
6. Topica Founder Institute (2018), 2017 Startup Deal Vietnam.
nghệ, không có kiến thức đầy đủ về kinh doanh,
kinh tế và các kỹ năng điều hành, quản lý DN, xúc
tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Thứ tư,
hạn chế về khả năng đáp ứng các thủ
tục hành chính cần thiết: Các DN khởi nghiệp
thường có rất ít các kinh nghiệm trong thực hiện
các thủ tục hành chính liên quan tới gia nhập thị
trường (đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép
kinh doanh…), bảo hộ sở hữu trí tuệ (đăng ký
bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ), thương mại
hóa sản phẩm (đăng ký tiêu chuẩn, đáp ứng quy
chuẩn kỹ thuật), tài chính (tiêu chuẩn kế toán, hóa
đơn, kê khai thuế, ưu đãi thuế…).
Bài học cho Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và
những khuyến nghị của Isenberg (2010), khi xây
dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, Việt Nam cần tuân
thủ và đáp những yêu cầu sau:
Một là,
cần chú ý đến những đặc thù về thời
gian cũng như trình độ phát triển của từng vùng,
địa bàn khi xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Cần
tránh việc mô phỏng hoàn toàn một hệ sinh thái
khởi nghiệp cụ thể nào trên thế giới vào Việt Nam.
Hai là,
tiếp tục cải cách khung pháp lý, cải cách
hành chính. Chính phủ có vai trò quan trọng trong
việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, hạn chế tình
trạng hành chính quan liêu và các quy định như
thuế, cấp phép và sự tuân thủ để loại bỏ những
trở ngại không cần thiết cho các DN khởi nghiệp
và DNNVV.
Ba là,
xem xét, đánh giá kỹ các yếu tố như sự
phát triển ngành nghề, năng lực, khả năng hiện tại,
tiềm năng tăng trưởng của địa phương - nơi dự kiến
xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp,
để xác định các mục tiêu cụ thể và giải pháp phù
hợp. Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
nên dựa trên thực tiễn phát triển của các ngành tại
Hình 1: Số thương vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
và giá trị đầu tư giai đoạn 2011-2016
Nguồn: “2017 Startup Deal Vietnam”, Topica Founder Institute, 2/2018
1...,19,20,21,22,23,24,25,26,27,28 30,31,32,33,34,35,36,37,38,39,...109
Powered by FlippingBook