TCTC so 12 ky 2 - page 36

38
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái
Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Phillipine và
bằng 87,4% của Lào. Đáng lo là chênh lệch về năng
suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp
tục gia tăng.
Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch,
lao động trong khu vực nông nghiệp còn lớn, trong
khi năng suất lao động ngành nông nghiệp thấp.
Cụ thể, năm 2017, vẫn còn tới 21,7 triệu lao động
làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản (chiếm trên 40% lao động của cả nước), trong
khi năng suất của khu vực này chỉ bằng 38,5%
mức chung của nền kinh tế; bằng 30,2% năng suất
khu vực công nghiệp, xây dựng và bằng 31,3% các
ngành dịch vụ. Nếu tính theo số giờ thực tế làm việc
bình quân, năng suất lao động khu vực này cũng
cải thiện không đáng kể, chỉ bằng 43,8% mức năng
suất lao động chung; bằng 38,3% khu vực công
nghiệp, xây dựng và bằng 37,6% năng suất của khu
vực dịch vụ. Khu vực nông thôn đang có sự chuyển
dịch lao động từ ngành nông, lâm nghiệp và thủy
sản sang các ngành phi nông, lâm nghiệp, thủy sản
nhưng thực tế lao động di chuyển ra khỏi ngành
nông nghiệp chủ yếu lại chuyển sang làm trong các
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất
thấp, hay các ngành dịch vụ có thu nhập thấp. Khu
vực nông, lâm nghiệp, thủy sản hiện có tới 40,3% lao
động của cả nước nhưng khu vực này mới chỉ tạo
ra 15,5% GDP. Đây có thể xem là một trong những
nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động
của Việt Nam thấp.
Ba là,
tay nghề và các kỹ năng mềm khác còn
yếu: Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, tính đến quý IV/2016, cả nước có 1.110.000
người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó
có 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm
42,43%). Riêng tại 64 trung tâm dịch vụ việc làm do
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã quản
lý tổ chức được 336 phiên giao dịch việc làm với
780.000 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm,
nhưng mới có 242.000 lượt người nhận được việc
làm. Một phần nguyên nhân là do cơ cấu cung – cầu
của thị trường lao động bất hợp lý nhưng một phần
không nhỏ cũng là do lao động chưa đáp ứng được
yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Đề xuất giải pháp
Đối với các địa phương trong đó có tỉnh Đồng
Tháp, việc thu hút và phát triển phát triển nguồn lực
lao động chất lượng cao là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong giai
đoạn hiện nay. Nhằm thu hút và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trước yêu cầu của cuộc cách
mạng 4.0, trong thời gian tới, Việt Nam nói chung
và tỉnh Đồng Tháp nói riêng cần chú trọng một số
nhiệm vụ sau:
Một là,
chuyển đổi mạnh mẽ mô hình đào tạo,
phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nguồn lực lao động của nước hiện nay thực sự
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường,
một phần là do trong hệ thống nhà trường (nhất
là những trường đào tạo về kỹ thuật) còn áp dụng
những công nghệ rất cũ trong công tác, chương
trình đào tạo, chuẩn đầu ra, phương pháp giảng
dạy. Khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời
thì các DN sẽ đòi hỏi họ cũng phải thay đổi, phát
triển để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nên yêu
cầu về chất lượng nguồn nhân lực cũng sẽ cao
hơn. Do vậy, tới đây, cần xác định lại mô hình
đào tạo, đối tượng đào tạo, phương pháp đào tạo,
chi phí và hiệu quả sau khi đào tạo. Cần chuyển
đổi mạnh mẽ sang mô hình đào tạo “những gì thị
trường cần” và hướng tới chỉ đào tạo “những gì
thị trường sẽ cần”. Gắn kết giữa cơ sở giáo dục
nghề nghiệp với DN; Đẩy mạnh việc hình thành
các cơ sở đào tạo trong DN để chia sẻ các nguồn
lực chung: Cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực
nhằm rút ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức,
kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống.
Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
đang là thách thức hiện hữu đối với lao động Việt
Nam. Kỷ nguyên công nghệ số mang đến những cơ
hội đột phá về năng suất, phát triển nguồn nhân lực
công nghệ cao. Thế nhưng, chính điều này cũng đã
khiến cho hàng chục nghìn lao động đang đứng trước
nguy cơ mất việc làm dù chưa đến tuổi nghỉ hưu. Bởi
vậy, nếu không sớm đưa ra các giải pháp thì chúng
ta không chỉ tụt hậu mà còn phải đối mặt với gánh
nặng chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho hàng
chục nghìn lao động trước nguy cơ thất nghiệp. Do
vậy, cần nâng cao nhận thức của người lao động về ý
thức, tác phong, kỷ luật và sự phối hợp tập thể trong
công việc. Nâng cao kỹ năng trình độ và chất lượng
của sinh viên sau tốt nghiệp, tạo cơ hội việc làm tốt
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất
lao động củaViệt Namnăm2016 đạt 9.894 USD,
chỉ bằng7%của Singapore; 17,6%củaMalaysia;
36,5%củaThái Lan; 42,3%của Indonesia; 56,7%
của Phillipines và bằng 87,4% của Lào. Điều
đáng longại là chênh lệch về năng suất laođộng
giữaViệt Namvới các nước vẫn tiếp tục gia tăng.
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...148
Powered by FlippingBook