TCTC so 12 ky 2 - page 39

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
41
Những vấn đề cần tập trung thực hiện
Nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, hệ
thống ngân hàng, nhất là các NHTM, ngoài việc nâng
cao năng lực tài chính, thời gian tới cần tập trung vào
một số vấn đề trọng tâm sau:
Một là,
tăng vốn chủ sở hữu - yếu tố quyết định
năng lực tài chính để mở rộng kinh doanh: Việc tiếp
tục tăng vốn chủ sở hữu của các NHTM trong nước là
vô cùng cần thiết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh,
giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là giúp NHTM có điều kiện
thu hút thêm vốn, phát triển nhân lực, đầu tư công
nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới, tăng cường cơ sở
vật chất, tiếp thu kinh nghiệm quản trị điều hành theo
thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Theo đó, các NHTM sẽ phải chủ động thực hiện
quy mô tăng vốn trong thời gian tới như: Tăng vốn
chủ sở hữu nhằm ứng phó với rủi ro, đáp ứng yêu cầu
về vốn theo khung an toàn Camel, nâng cao khả năng
cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân
hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Đảm bảo
đúng nguyên tắc tín dụng, thu hồi vốn cho vay đúng
hạn; Kiểm tra nghiêm ngặt các dự án đầu tư, đảm bảo
nguyên tắc có lợi nhuận mới đầu tư...
Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai các phương
án kinh doanh và nâng cao năng lực tài chính. Bởi
vì, mục tiêu kinh doanh của NHTM là hướng đến
ổn định, tích cực, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh; nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững vai
trò chủ lực trên thị trường tiền tệ; cung ứng sản phẩm
dịch vụ chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tăng
trưởng, an toàn, hiệu quả, bền vững.
Các NHTM cần sớm triển khai hoạt động kinh
doanh theo hướng lấy hiệu quả làm mục tiêu trọng
tâm, phấn đấu tăng tỷ lệ thu lãi nội bảng, thu nợ đã
xử lý rủi ro, giảm chi phí trích dự phòng rủi ro và các
chi phí khác; Nâng cao khả năng tài chính và tăng lợi
nhuận cho NHTM, đảm bảo ổn định và cải thiện thu
nhập, đời sống cho người lao động.
Hai là,
nâng cao chất lượng tín dụng: Để nâng cao
chất lượng tín dụng, các NHTM cần xây dựng riêng
cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt
chẽ hơn, cụ thể: Xác lập mục tiêu tín dụng, trong đó
mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng phải đo lường
được; đồng thời, chất lượng của dự nợ tín dụng không
chỉ được quan tâm ở tài sản có nội bảng, mà còn được
chú ý ở các khoản mục tài sản ngoại bảng; Xây dựng,
cập nhật chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín
dụng, phù hợp với các quy định mới pháp luật Việt
Nam và với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế.
Ba là,
đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng: Triển khai giải pháp này, thời gian tới các ngân
hàng cần luôn “làm mới” mình để đáp ứng nhu cầu
hội nhập thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch
vụ. Bên cạnh việc duy trì các sản phẩm dịch vụ truyền
thống, cần đẩy mạnh khai thác phát triển những sản
phẩm mới như: Sản phẩm phái sinh, thu hút nguồn
kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu
lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, các ngân hàng
đại lý nước ngoài...
Cùng với đó, các ngân hàng cũng có chính sách
khai thác và tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ
chuyển tiền kiều hối qua hệ thống ngân hàng; triển
khai dịch vụ quản lý tài sản, ủy thác đầu tư, cung cấp
thông tin và tư vấn cho khách hàng…Đặc biệt là phát
triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt, góp phần hạn chế giao dịch
tiền mặt bất hợp pháp, nâng cao tính thanh khoản của
tiền đồng và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.
Đồng thời, đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi
với thủ tục đơn giản, an toàn nhằm thu hút nguồn
vốn của cá nhân trong thanh toán và phát triển dịch
vụ thanh toán thẻ, séc thanh toán, tiết kiệm...
Bốn là,
nâng cao năng lực phát triển nguồn nhân
lực ngân hàng: Muốn tăng cường năng lực cạnh tranh
trong hội nhập, nhân sự của các NHTM không những
phải đạt yêu cầu về số lượng mà còn phải đảm bảo
về cả chất lượng, không chỉ ở nhân viên tác nghiệp
mà ngay cả đối với nhân sự quản lý. Tuy nhiên, để có
được một lực lượng nhân sự đảm bảo cả về chất và
lượng, các NHTM cần xây dựng một chiến lược phát
triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển
của đơn vị. Theo đó, cơ cấu, sắp xếp, bố trí cán bộ có
năng lực, trình độ, kinh nghiệm thực tế phù hợp với
yêu cầu hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu
dài. Đồng thời, tăng cường tuyển dụng mới những
lao động trẻ, năng động để góp phần trẻ hoá đội ngũ
lao động; Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin
hiện đại trong quản lý sử dụng nhân lực có hiệu quả,
đánh giá nhân viên gắn liền với tiêu chuẩn đạo đức
nghề nghiệp, lấy hiệu quả công việc làm thước đo
chủ yếu, coi trọng sử dụng nhân tài và khuyến khích
tài năng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
trong từng giai đoạn phát triển.
Cùng với đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề
Nếu các NHTM Việt Nam ứng dụng được kỹ
thuật ngân hàng số (Digital Banking), sẽ trở
thành ngân hàng hoàn hảo trong giai đoạn
Cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều tính
năng dịch vụ như: Chuyển tiền trong và ngoài
hệ thống ngân hàng; Thanh toán các loại hóa
đơn của khách hàng; Xử lý các dịch vụ tín dụng.
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...148
Powered by FlippingBook