TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 40

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
41
tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũng như
tạo lập niềm tin cho các nhà đầu tư, người gửi tiền…
trong và ngoài nước về các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam là điều cần thiết.
Theo COSO 2013, kiểm soát nội bộ là quá trình
chịu sự ảnh hưởng của Hội đồng Quản trị, Ban
lãnh đạo và các nhân viên của đơn vị, được thiết
lập nhằm cung cấp sự bảo đảm hợp lý cho việc
đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động,
báo cáo và tuân thủ. Theo các điểm mở rộng dựa
trên nguyên tắc chung của kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng chính là đảm bảo cho các tổ chức
đạt được những mục đích đã đề ra dưới sự đồng
thuận thực hiện của toàn bộ nhân viên trong một
tổ chức (Lai, 2012). Trong giai đoạn hiện nay, cần
hướng đến sự tối ưu bằng việc thiết lập một hệ
thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, từ đó các chi
phí kinh doanh, chi phí hoạt động
có thể theo hướng giảm dần và tăng
giá trị doanh nghiệp trước ngành
nghề và trước xã hội. Điều này gắn
liền với tổng thể chiến lược của
doanh nghiệp.
Do đó, theo tác giả, để hoạt
động kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng tại các ngân hàng thương
mại được hiệu quả thì cần xây
dựng dựa trên 7 khía cạnh chính
mà COSO 2013 đã điều chỉnh và 17
nguyên tắc do COSO công bố, cần
ban hành trên phạm vi rộng hơn
trong toàn doanh nghiệp.
Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng hoạt được tổ chức
hoạt động theo quy định tại Luật
các Tổ chức Tín dụng năm 2010
và Thông tư số 44/2011/TT-NHNN
ngày 29/12/2011 của Ngân hàng
Nhà nước. Theo đó, hệ thống kiểm
soát nội bộ được hiểu là tập hợp các
cơ chế, chính sách, quy trình, quy
định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được xây dựng phù hợp
với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà
nước và được tổ chức thực hiện
nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát
hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt
được yêu cầu đề ra.
Mô hình và dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ
Báo cáo tài chính của 10 ngân hàng thương mại
cổ phần tại Việt Nam bao gồm: BIDV, VietinBank,
Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MBB,
Maritime Bank, Sacombank và VIB. Ngoài ra,
thông qua bảng câu hỏi, tác giả đã tiến hành khảo
sát để tìm hiểu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
cũng tại 10 ngân hàng này.
Dựa trên cơ sở các nguyên tắc của COSO 2013,
bài viết xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ
hoạt động tín dụng như sau:
Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Môi trường kiểm soát, đánh giá tác động
tích cực đến hiệu quả của kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam.
H2: Đánh giá rủi ro tín dụng tác động tích cực đến
Bảng 1: Bộ 17 nguyên tắc COSO 2013
Môi trường kiểm soát
1. Thực hiện cam kết nhằm đảm bảo chính trị và giá trị
đạo đức
2. Thực hiện trách nhiệm tổng thể
3. Thiết lập cấu trúc, quyền lực và trách nhiệm
4. Thực thu cam kết về năng lực
5. Đảm bảo trách nhiệm giải trình
Đánh giá r i ro
6. Các mục tiêu ph hợp và cụ thể
7. Xác định và phân tích rủi ro
8. Đánh giá rủi ro gian lận
9. Xác định và phân tích các thay đổi quan trọng
Hoạt động kiểm soát
10. Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát
11. Lựa chọn và phát triển các kiểm soát chung đối với
công nghệ
12. Ứng dụng chính xác và thủ tục
Thông tin
và truyền thông
13. Sử dụng thông tin ph hợp
14. Truyền thông nội bộ
15. Truyền thông bên ngoài đơn vị
Hoạt động giám sát
16. Thực hiện đánh giá liên tục và tách biệt
17. Đánh giá và tính truyền thông giữa các nội bộ
Nguồn: COSO Organization 2013
H1 (+)
H3 (+)
H4 (+)
H5 (+)
Môi trường kiểm soát, đánh giá
Đánh giá rủi ro tín dụng
Hoạt động giám sát tín dụng
Thông tin và truyền thông
Hoạt động kiểm soát tín dụng
Tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ
của hoạt động tín dụng
H2 (+)
Hình 1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Nguồn: Gamage và cộng sự, 2014; COSO 2013
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...121
Powered by FlippingBook