TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 65

64
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
góc độ DN, đã có rất nhiều nghiên cứu cả về lý
thuyết lẫn thực nghiệm khẳng định, sự có mặt của
ngân hàng trong DN tác động đến kết quả quản
trị của DN - nâng cao uy tín, điều kiện cho vay
DN thuận lợi hơn, chi phí lãi vay ưu đãi hơn...
Hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề số lượng ngân hàng mà DN hợp tác
ảnh hưởng như thế nào đến DN đó. Nghiên cứu
của Ongena và Smith (2001) cho rằng, giá trị của
mối quan hệ phụ thuộc vào các đặc điểm của DN.
Cụ thể, Ongena và Degryse (2001) chỉ ra rằng, số
lượng ngân hàng mà DN giao dịch càng lớn sẽ
làm hiệu quả quản trị của DN càng thấp. Nghiên
cứu của Gorton và Schmid (2000) và Chirinko và
Elston (2006) đã chỉ ra rằng, các ngân hàng không
chỉ tương tác với các DN thông qua việc tài trợ
nợ mà còn là cổ đông lớn và thành viên hội đồng
quản trị trong các DN phi tài chính. Do đó, mối
quan hệ giữa ngân hàng và DN nhận được sự
quan tâm đáng kể trong ngành Tài chính - ngân
hàng nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
Berle và Means (1932) cho rằng, tỷ lệ cổ phần
ngân hàng sở hữu là một trọng điểm trong quản
trị DN và ảnh hưởng tích cực đến việc tối đa hoá
giá trị DN. Còn theo nghiên cứu của Diamond
(1984), dưới sự chi phối của mối quan hệ ngân
hàng - DN, chi phí giám sát của ngân hàng được
giảm trừ. Mulbert (1997) cho rằng, một khi các
ngân hàng nắm giữ cổ phần, họ sẽ tích cực tham
gia vào công tác quản trị, từ đó tác động tốt đến
hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản trị của DN.
Mahrt-Smith (2000, 2006) cũng thấy, sở hữu vốn
chủ sở hữu giúp các ngân hàng giảm bớt một vấn
đề kìm hãm giữa DN và ngân hàng. Thật vậy,
Các nghiên cứu liên quan
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp (DN) và ngân
hàng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả hai phía.
Ðối với ngân hàng, việc duy trì mối quan hệ lâu
dài với khách hàng sẽ giúp ngân hàng có nhiều
thông tin về khách hàng, làm giảm rủi ro trong
hoạt động tín dụng do thông tin bất đối xứng
(Diamond, 1984; Berger và Udell, 1995). Do mức
độ rủi ro thấp nên ngân hàng có thể cho những
khách hàng quen thuộc vay với lãi suất thấp hơn
và đòi hỏi thế chấp ít hơn. Trong khi đó, nhìn từ
MỐI QUANHỆ GIỮA TỶ LỆ SỞHỮUNGÂNHÀNG
VÀHIỆUQUẢQUẢNTRỊ CÁCDOANHNGHIỆPPHI TÀI CHÍNH
TS. HOÀNG TRUNG TIẾN, PGS.,TS. CAO HÀO THI
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn *
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng là mối quan hệ tương hỗ, từ lâu đã được nhiều nghiên cứu
đề cập tới, đặc biệt là sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai chủ thể trên nhiều khía cạnh. Thông qua việc thu
thập dữ liệu từ báo cáo thường niên của 97 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn 2007-2016, bài viết nghiên
cứu kiểm định tác động của mối quan hệ ngân hàng và hiệu quả quản trị doanh nghiệp, trên cơ sở đó, tác
giả đưa ra một số hàm ý chính sách tại Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Sở hữu ngân hàng, hiệu quả quản trị, doanh nghiệp phi tài chính, mối quan hệ, tác động
THE RELATIONSHIP BETWEENBANK’S EQUITY RATIO AND
MANAGEMENT PERFORMANCE OF NON-FINANCIAL ENTERPRISES
The relationship between enterprise and bank
is categorized as a reciprocal tie which has been
mentioned in many previous studies to bring
mutual benefits for both enterprise and bank.
By collecting data from annual reports of 97
non-financial companies listed on HoSE and
HNX from 2007 to 2016, the paper examines
the impact of the relationship between bank
and business management performance, and
on that basis, the author recommends some
policy implications for Vietnam.
Keywords: Bank’s equity, management performance,
non-financial enterprise, relationship, impact
Ngày nhận bài: 29/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 13/7/2018
Ngày duyệt đăng: 17/7/2018
*Email:
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...95
Powered by FlippingBook