TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 77

76
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
mạnh của Công ty để xây dựng chiến lược. Vì vậy,
các điểm mạnh, điểm yếu được xác định là:
Điểm mạnh:
- Chất lượng sản phẩm;
- Khả năng tài chính;
- Uy tín công ty;
- Văn hóa doanh nghiệp;
- Marketing;
- Cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất.
Điểm yếu:
- Công tác nghiên cứu và phát triển;
- Trình độ nhân viên;
- Mạng lưới phân phối;
- Hệ thống thông tin quản lý.
Giải pháp phát triển sản phẩm
và thị trường của Công ty Tâm Châu
Về thị trường xuất khẩu:
Triết lý kinh doanh của Công ty là lấy “Chữ tín”
và sự hài lòng của khách hàng làm hàng đầu.
Việc tuyển chọn và nhân giống là điều kiện tiên
quyết ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng chè
và là biện pháp quan trọng để cung cấp nguyên
liệu cho các mặt hàng chè đặc sản và xuất khẩu
của Công ty. Trong những năm tới, Công ty nhân
các giống có năng suất và chất lượng tốt như: 777,
LDP1, LDP2, TR1777, Shan… Ngoài ra, tiếp tục
nhập khẩu các giống chè của các nước có điều kiện
sinh thái gần giống với Việt Nam như Trung Quốc,
Đài Loan, Ấn Độ, Sri Lanka, Nhật Bản...
Xây dựng và mở rộng áp dụng các hệ thống tiêu
chuẩn về quản lý chất lượng (ISO), về phân tích rủi
ro bằng phân tích tới hạn (HACCP), về ISO 22000
cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm và về quản
lý môi trường (ISO 14001) để xuất khẩu chè có xuất
xứ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Về công nghệ sản xuất:
Cần chú ý đến đặc điểm sinh thái của từng loại
giống để bố trí trồng tại những vùng có điều kiện
thổ nhưỡng thích hợp, nhằm mang lại hiệu quả cao
nhất. Để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm
chè, cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thu hoạch,
xử lý, bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế; Thực hiện
các quy trình trồng, chế biến sạch theo các tiêu
chuẩn như Global Gap, VietGap…
Hiện tại, tât ca may moc thiêt bi chê biên san
phâm tra Ô long cua Công ty đươc nhâp va đươc
chuyên giao công nghê tiên tiên tư Đai Loan, đap
ưng đươc yêu câu cao vê ngoai hinh cua san phâm,
tinh canh tranh cao vê chât lương san phâm va vê
sinh công nghiêp. Đa dạng hoá các sản phẩm chè
với mẫu mã, bao bì hiện đại, an toàn, phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng.
Về nhân sự:
Đối với các hộ gia đình mà Công ty liên kết: Hình
thức đào tạo là tổ chức mô hình lớp học theo công tác
khuyến nông. Cán bộ công ty xuống tận các vùng chè,
hướng dẫn kỹ thuật làm đất, trồng cây và thu hái chè.
Đối với công nhân kỹ thuật: Tiến hành mở các
lớp học tại chỗ, trong đó vừa học lý thuyết, vừa học
thực hành trên dây truyền thiết bị, tạo điều kiện
cho người lao động nắm được những kỹ thuật cơ
bản của kỹ thuật sản xuất chè.
Đối với cán bộ quản lý: Tập trung bồi dưỡng
các kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, về quan
hệ kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế; kỹ năng
chuyên môn về nghiệp vụ ngoại thương, nghiên
cứu thị trường và marketing quốc tế, tổ chức thu
thập và xử lý thông tin; về trình độ ngoại ngữ, khả
năng giao tiếp và đàm phán tốt…
Về chiến lược marketing tới năm 2022:
- Đối với hoạt động phân phối: Tiếp tục duy trì
và phát triển hệ thống phân phối hiện nay, nhất là
đẩy mạnh hơn nữa hệ thống phân phối tại các tỉnh
miền Bắc và miền Trung. Thành lập các cửa hàng
trưng bày sản phẩm, mở rộng thị trường phân phối
đến các vùng nông thôn bằng các hình thức như: Hỗ
trợ vốn, tăng chiết khấu cho các đại lý… mở rộng
thêm mạng lưới phân phối tại nước ngoài như: Hàn
Quốc, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ để thúc đẩy việc
xuất khẩu ra nước ngoài thuận tiên hơn.
- Đối với chính sách giá:
+ Từng bước kiểm soát quy trình, chuyên nghiệp
hóa việc trồng và thu hoạch chè làm cho chi phí
đầu vào giảm, áp dụng các quy trình sản xuất hiện
đại nhằm giảm nhân công trong việc vận hành sản
xuất từ đó giá thành sẽ dần được cạnh tranh hơn.
+ Tăng cường theo dõi thị trường, giám sát các
nhà phân phối hạn chế vấn đề tăng giá đối với
khách hàng.
+ Áp dụng các cải tiến làm giảm hao hụt nguyên
liệu, tiết chiệm chi phí.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Trung Đông (2011), Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường
thế cho sản phẩm chè của Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sỹ Kinh
tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
2. JICA (2015), Dự án hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng xây dựng mô hình phát triển
nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu
tư trong nông nghiệp, UBND tỉnh Lâm Đồng;
3. Tô Linh Hương (2017), Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham
gia của Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;
4. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2010), Chiến Lược và chính sách
kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội.
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...95
Powered by FlippingBook