TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 78

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
77
mới sáng tạo thành 2 loại: (i) Các đổi mới sáng tạo
“cơ bản” tạo ra những thay đổi đột phá, (ii) Các đổi
mới sáng tạo “từng bước” sẽ liên tục tác động tạo
nên những thay đổi dần dần.
Rogers (2003) định nghĩa tính đổi mới sáng tạo là
“Mức độ mà một cá nhân hoặc một đơn vị chấp nhận
trong việc áp dụng các ý tưởng mới sớm hơn bất kỳ
thành viên khác của hệ thống”. Dalia et al (2011)
cho rằng, đổi mới sáng tạo là sự giới thiệu, đưa đến
với thị trường một sản phẩm, quy trình kinh doanh,
hoặc mô hình kinh doanh mới, bằng cách thương
mại hoá hoặc tối ưu hóa hiệu quả những hoạt động,
sản phẩm sẵn có và góp phần làm tăng tính cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Việt Nam, khoản 16 Điều 3 Luật Khoa học
và công nghệ 2013 định nghĩa: Đổi mới sáng tạo là
việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật,
công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.
Cơ sở lý thuyết và lược khảo nghiên cứu trước
Romijin & Albaladejo (2002) cho rằng, năng lực
đổi mới sáng tạo là những kiến thức và kỹ năng
cần thiết để tiếp thu, tinh thông và cải tiến các công
nghệ hiện có và tạo ra các công nghệ mới. Còn theo
Chen (2009), năng lực đổi mới sáng tạo là năng lực
của DN bắt nguồn từ các quy trình, hệ thống, cơ cấu
tổ chức có thể được huy động vào các hoạt động đổi
mới sản phẩm hoặc quy trình. Như vậy, năng lực
đổi mới sáng tạo đề cập đến các yếu tố về khả năng
nguồn lực để tạo ra kết quả đổi mới sáng tạo. Các
yếu tố này cũng được gọi là các yếu tố ảnh hưởng
S
chumpeter (1934) là người rất có ảnh hưởng
trong lý thuyết về đổi mới sáng tạo. Ông cho
rằng, phát triển kinh tế được thúc đẩy bởi đổi
mới sáng tạo thông qua những quy trình mang tính
động lực, trong đó các công nghệ mới dần dần thay
thế những công nghệ cũ. Schumpeter phân chia đổi
KHUNG PHÂNTÍCH CÁC YẾUTỐ ẢNHHƯỞNG
ĐẾNNĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNGTẠO CỦA DOANHNGHIỆP
PGS.,TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN
- Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh *
Năng lực đổi mới sáng tạo là giá trị cốt lõi và là chìa khóa để doanh nghiệp vươn đến thành công trong
tương lai. Mục đích của nghiên cứu này là hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết một số nghiên cứu thực nghiệm
trong nước và trên thế giới về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh
nghiệp. Nhóm tác giả đã phỏng vấn sâu ý kiến của một số chuyên gia để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
cho phù hợp với các điều kiện kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Khung phân
tích đề xuất với các nhóm yếu tố cụ thể là gợi ý cho các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và các cơ quan quản
lý nhà nước về doanh nghiệp có thể có những nghiên cứu thực tiễn sâu hơn về chủ đề cũng như tham khảo
và đưa ra các chính sách phù hợp.
Từ khóa: Năng lực, đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, khung phân tích.
FACTOR ANALYTIC FRAMEWORK FOR ENTERPRISE
CREATIVITY CAPACITY
Innovative and creative capacity is a key
to the future success of enterprise. The
purpose of this research is to summarize
local and international theories of the factors
affecting innovative and creative capacity
of enterprise. The authors have conducted
in-depth interviews with scientists to adapt
their research model which best suits business
conditions in Ho Chi Minh city and in
Vietnam generally. The proposed analytic
framework with specific group of factors is
a suggestion to enterprises, researchers and
related public management agencies about
more comprehensive understanding of the
topic as well as making suitable policies.
Keywords: Capacity, creative innovation, enterprise,
analytic framework
Ngày nhận bài: 29/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 13/7/2018
Ngày duyệt đăng: 17/7/2018
*Email:
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...95
Powered by FlippingBook