TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 87

86
TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
viên hiện tại trong trường, các đối tượng khác quan
tâm đến hoạt động của nhà trường. Đây là công
cụ không thể thiếu của các trường đại học tại Việt
Nam (từ các trường công lập đến các trường ngoài
công lập). Bảng 1 cho thấy, các công cụ marketing
kỹ thuật số tại 3 trường đại học của Việt Nam: Đại
học Ngoại thương, Đại học Thăng Long, Đại học
RMIT Việt Nam.
Thông qua bảng tổng hợp trên có thể nhận
thấy, cả 3 trường thuộc 3 khối đều có xu hướng
ứng dụng marketing kỹ thuật số trong các hoạt
động của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu điển hình
3 trường thuộc 3 khối cho thấy, trường đại học
công lập kém ưu thế hơn so với các trường tư
thục và nhất là các trường quốc tế về việc ứng
dụng công nghệ, nhất là công nghệ kỹ thuật số
vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học,
dẫn tới hạn chế trong việc mở rộng các phương
thức đào tạo mới.
Kết luận và khuyến nghị
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang đến cho
các trường đại học ở Việt Nam nhiều cơ hội để
chuyển đổi cách thức hoạt động, không chỉ về
phương thức cung cấp dịch vụ đào tạo, chương
trình và nội dung đào tạo, mà còn yêu cầu các
trường quan tâm hơn đến các hoạt động marketing
nhằm làm nổi bật thương hiệu và uy tín của các
trường, qua đó cho phép các trường đại học của
Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng
phạm vi hoạt động ra các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển của nền giáo dục 4.0
cũng mang đến những thách thức không nhỏ đối
với các trường đại học, nhất là các trường đại học
công lập ở Việt Nam, vốn bị hạn chế bởi nguồn
vốn từ ngân sách nhà nước và các rào cản từ thu
học phí và các quan điểm mang tính đạo đức xã
hội. Việc cho phép tự chủ đối với một số trường
đại học công lập ở Việt Nam như Đại học Ngoại
thương sẽ phần nào giảm thiểu các hạn chế về vốn
đầu tư mang lại. Song, để marketing kỹ thuật số
thực sự là công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh,
bản thân các trường đại học cũng cần có các giải
pháp phù hợp.
Các biện pháp ứng dụng marketing kỹ thuật
số tại các trường đại học có thể tập trung vào các
hướng như sau:
(i) Xây dựng một chiến lược tổng thể về phát
triển và ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động
của trường đại học.
(ii) Thực hiện đa dạng hóa các công cụ digital
marketing kỹ thuật số, không nên chỉ tập trung
vào một công cụ là website. Đối với website cũng
cần xây dựng các phương án phát triển website,
cập nhật tin tức liên tục để duy trì lượng truy cập
thông tin và tạo ra nhiều tiện ích cho người xem,
cũng như bản thân các cán bộ, giảng viên và sinh
viên nhà trường.
(iii) Tăng cường sử dụng công cụ social media/
social network để tận dụng ưu thế của công cụ này
là truyền bá thông tin đến các đối tượng mục tiêu
trên một phạm vi lớn. Phương thức học tập, hội thảo
hoặc giao lưu trực tuyến có thể được thực hiện trên
cơ sở các mạng xã hội này.
(iv) Tăng cường chia sẻ thông tin để trở thu hút
các đối tượng người xem khác nhau, những người
có thể trở thành khách hàng trong tương lai của các
trường đại học.
(v) Tăng cường các công cụ hỗ trợ khách hàng
dựa trên cơ sở các khảo sát, đánh giá nhu cầu của
người học.
(vi) Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống học liệu
số hóa, các lớp học ảo, lớp học mô phỏng cho phép
người học có thể thực hành các tình huống thực tế
ngay trong trường.
(vii) Liên kết với các doanh nghiệp công nghệ
thông tin để xây dựng một hệ thống công nghệ phù
hợp với chiến lược phát triển của nhà trường. Việc
liên kết này cho phép các trường, nhất là các trường
không có ưu thế về công nghệ có thể giảm bớt thời
gian cũng như các chi phí xây dựng hệ thống và
đảm bảo tính chuyên nghiệp khi ứng dụng các công
cụ marketing kỹ thuật số.
Việc xây dựng một chiến lược digital marketing
đòi hỏi thời gian, kinh phí. Chính vì vậy, các trường
cần xác định mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài
trong chiến lược phát triển chung của mình nhằm
xây dựng các kế hoạch về phát triển hệ thống digital
marketing kỹ thuật số phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
1. Brosnan, F. (2012), Business intelligence: What works where in B2B digital
marketing. Journal of Direct, Data and Digital Marketing Practice , 14 (2),
154-159;
2. Bruyn, A. D. (2008), A multi-stage model of word-of-mouth influence
through viral marketing. International Journal of Research in Marketing,
25 (3), 151-163;
3. Dixon, L., & Duncan, C. (2013), Finding Articles and Journals via Google
Scholar, Journal Portals, and Link Resolvers: Usability Study Results.
JSTORE, 53 (2);
4. Duggan, M., & Brenner, J. (2012), The demographics of social media users.
Pew Research Center’s Internet & American Life Project, 2-14.
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95
Powered by FlippingBook