6
phát triển hệ thống KHO BẠC NHÀ NƯỚC giai đoạn 2017 - 2020
thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế trong
nước. Tuy nhiên, cơ chế giải ngân vốn ODA hiện
còn phức tạp, trình tự, thủ tục giải ngân đối với mỗi
nhà tài trợ có sự khác biệt nhất định, gây khó khăn
trong xây dựng dự toán vốn ODA.
Để khắc phục tình trạng trên, Luật Ngân sách
nhà nước năm 2015 đã quy định “Chi đầu tư các
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay
ưu đãi từ nhà tài trợ chưa được dự toán hoặc vượt
so với dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy
ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực
hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.
Đồng thời, từ tháng 6/2016, khi Quốc hội xem xét
phê chuẩn Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
niên độ 2014, để đảm bảo đủ thủ tục quyết toán
ngân sách nhà nước, Quốc hội yêu cầu: Các khoản
chi ngân sách nhà nước phải có trong dự toán ngân
sách nhà nước đầu năm, hoặc được bổ sung trong
năm theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà
nước. Trên cơ sở kết quả thực tế giải ngân vốn ODA,
Quốc hội đã nhất trí bổ sung dự toán ngân sách nhà
nước năm 2014 là 30 nghìn tỷ đồng, đảm bảo đủ
điều kiện quyết toán đối với số giản ngân vốn ODA
vượt dự toán. Bên cạnh đó, Quốc hội đề nghị Chính
phủ có giải pháp theo dõi, quản lý chặt chẽ đối với
nguồn vốn ODA.
Để phục vụ yêu cầu quản lý vốn ODA đảm bảo
đúng quy định, Thông tư 77/2017/TT-BTC yêu cầu
cần chi tiết theo các mã nguồn ghi thu, ghi chi vốn
vay ngoài nước, viện trợ ngân sách trung ương để
đầu tư cho các chương trình, dự án (mã nguồn 52);
Ghi thu, ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ ngân
sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách
địa phương (mã nguồn 53); Ghi thu, ghi chi vốn vay
ngoài nước, viện trợ của Chính phủ cho ngân sách
địa phương vay lại (mã nguồn 54)...
Một số quy định pháp lý khác
Về con dấu sử dụng trên chứng từ kế toán:
Thông
tư 77/2017/TT-BTC bổ sung chi tiết quy định về sử
dụng con dấu “Phòng giao dịch”, “Điểm giao dịch”
đê thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thanh toán trong
hệ thống Kho bạc Nhà nước và giao dịch với khách
hàng, đảm bảo tính pháp lý của chứng từ khi thực
hiện các giao dịch.
Việc bổ sung quy định về sử dụng con dấu
“phòng giao dịch”, “điểm giao dịch” để đảm bảo
thống nhất và tính pháp lý đầy đủ trong việc sử
dụng các con dấu của Kho bạc Nhà nước.
Nội dung quy định về con dấu của “phòng giao
dịch” và “điểm giao dịch” cũng đã được quy định
tại Thông tư 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016
hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Về thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính:
Thông
tư quy định, thời điểm chốt số liệu báo cáo tài chính
tháng, năm (12 tháng) là ngày 05 của tháng tiếp theo
- lấy theo ngày kết sổ (thay vì ngày 10 theo Thông tư
08/2013/TT-BTC), để đảm bảo cung cấp số liệu kịp
thời, phục vụ yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu chứng từ kế toán
Toàn bộ chứng từ kế toán được rà soát và chỉnh
sửa theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện, cập nhật
mẫu biểu, để đáp ứng các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, cụ thể:
- Đáp ứng yêu cầu thống nhất đầu mối kiểm soát các
khoản chi qua Kho bạc Nhà nước:
Nhằm tiếp tục cải cách
hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và
tạo điều kiện thuận cho khách hàng giao dịch, từ
1/10/2017, hệ thống Kho bạc Nhà nước triển khai quy
trình thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, các khoản chi thường xuyên và đầu tư
được thực hiện kiểm soát qua một đầu mối thống
nhất (một cửa) là Phòng (bộ phận) Kiểm soát chi tại
các đơn vị Kho bạc Nhà nước; thay vì trước đây là
Phòng (bộ phận) Kiểm soát chi kiểm soát các khoản
chi đầu tư và Phòng (bộ phận) Kế toán kiểm soát
các khoản chi thường xuyên. Đây là một bước cải
cách đột phá của Kho bạc Nhà nước với mục tiêu
tăng cường cải cách hành chính, vì hiệu quả chung
của xã hội.
Để đảm bảo thực hiện quy trình này về mặt kế
toán, Thông tư 77/2017/TT-BTC đã bổ sung phần ký
của Bộ phận Kiểm soát chi Kho bạc Nhà nước trên
một số chứng từ, để đảm bảo thực hiện theo quy trình
nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản
chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
- Đáp ứng yêu cầu tiếp tục cải cách hành chính, đơn
giản hóa cho khách hàng giao dịch với Kho bạc Nhà nước:
Tách một số chứng từ để thuận lợi cho khách hàng
trong thực tế phát sinh nghiệp vụ như tách Giấy
rút dự toán ngân sách (C2-02/NS) thành Giấy rút
dự toán ngân sách sử dụng trong trường hợp có và
không có khấu trừ thuế; Tách Ủy nhiệm chi chuyển
Để phục vụ yêu cầu quản lý vốn ODA đảm bảo
đúng quy định, Thông tư 77/2017/TT-BTC yêu
cầu cần chi tiết theo các mã nguồn ghi thu,
ghi chi vốn vay ngoài nước, viện trợ ngân sách
trung ương để đầu tư cho các chương trình, dự
án (mã nguồn 52).