TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
13
diễn ra tại Việt Nam và quốc tế.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc
gia. Sự lớn mạnh của Đất nước đòi hỏi phải đưa cơ
sở tính thuế lên đúng tầm, phù hợp với thông lệ
quốc tế. Đây chính là lợi ích quốc gia, là yêu cầu bắt
buộc phải cân nhắc kỹ và dự liệu khi sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế Luật Quản lý thuế trong tương
lai gần.
Nâng tầm nguyên tắc quản lý thuế
tại Dự thảo Luật Quản lý thuế
Tại Luật 48/2010/QH12 của Quốc hội về Luật
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (quy định về đối
tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế; người
nộp thuế; căn cứ tính thuế; đăng ký, khai, tính và
nộp thuế; miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp), Khoản 3.c, Điều 4 về “Người nộp thuế”
có quy định: “Trường hợp đất đã được cấp Giấy
chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước
khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử
dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không
phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền
sử dụng đất”.
Như vậy, tại Luật thuế này, Quốc hội đã thông
qua quy định có thể hiểu rộng là việc tổ chức, cá
nhân mặc dù chiếm hữu đất đai đang tranh chấp
không có căn cứ pháp luật, cũng phải có nghĩa vụ
nộp thuế; việc nộp thuế không phải là căn cứ để xác
lập hay công nhận quyền sử dụng đất của những
người nộp thuế đó.
Tư duy này là logic và khoa học, hoàn toàn phù
hợp với thực tế khách quan, với công tác quản lý
thuế trong những năm qua. Chính vì vậy, Quốc hội
đã biểu quyết thông qua quy định này. Trong thực
tế quản lý và sử dụng đất đai những năm vừa qua,
đã có rất nhiều trường hợp tổ chức, hộ cá nhân, cá
nhân chiếm hữu, sử dụng đất đai mà thiếu căn cứ
pháp luật, và việc nộp thuế không phải là căn cứ để
giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất; họ
phải có trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước.
Không chỉ trong lĩnh vực đất đai, các lĩnh vực
kinh doanh, dịch vụ, các giao dịch trong xã hội liên
quan đến nghĩa vụ nộp thuế cũng đã và đang xuất
hiện những tình huống pháp lý như trên, nhất là
khi Việt Nam đã hội nhập sâu và rộng với khu vực
hướng công dân được phép làm những gì pháp luật
cho phép, chứ không phải là được làm những gì
pháp luật không cấm. Do đó, việc kinh doanh trái
phép có thể được xem như là hành vi tội phạm và
được pháp luật hình sự điều chỉnh.
Đến nay, tại Hiến pháp năm 2013 nội dung này
đã được thay thế, hiến định rộng hơn: “Mọi người
có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33 Hiến pháp
năm 2013). Đây là thay đổi hết sức quan trọng về
nội dung trong cách tiếp cận về quyền tự do kinh
doanh và đây cũng chính là nội dung về quyền con
người đã được nâng lên ở một tầm cao mới. Xét
về góc độ đối tượng thì Hiến pháp 1992 chỉ quy
định là “công dân có quyền” còn Hiến pháp 2013
quy định là “mọi người có quyền”. Xét về góc độ
phạm vi hoạt động, Điều 33 của Hiến pháp 2013
được hiểu rộng theo hướng cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp trong và ngoài nước có quyền làm những gì
pháp luật không cấm, thay vì chỉ được làm những
gì mà pháp luật cho phép.
Tuân thủ Điều 33 của Hiến pháp, nghĩa vụ của
Nhà nước là phải đưa ra danh mục các ngành, nghề
cấm (và những ngành nghề kinh doanh có điều
kiện) để mọi người thực hiện quyền kinh doanh
tự do, ngoại trừ danh mục cấm đó. Thay đổi quan
trọng này đương nhiên dẫn đến việc phải thay đổi
tương ứng trong các quy định của pháp luật về hoạt
động của doanh nghiệp. Cũng chính thay đổi này
dẫn đến những thay đổi trong cách tiếp cận khi sửa
đổi, bổ sung, thay thế các luật khác (như Luật Hình
sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư...) và cũng cần
phải thay đổi trong cách tiếp cận về Luật Quản lý
thuế, trong đó có “Nguyên tắc quản lý thuế”.
Điều 47 Hiến pháp 2013 hiến định: “Mọi người
có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”. Kể từ khi
Hiến pháp 2013 ra đời đến nay, nghĩa vụ hiến
định này cần phải được thể chế hoá thông qua
nguyên tắc quản lý thuế tại Luật Quản lý thuế. Nội
dung này chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời tại
các lần sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế năm
2014 và năm 2016 (Luật số 71/2014/QH13, có hiệu
lực từ 01/01/2015 và Luật số 106/2016/QH13 ngày
06/4/2016 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016).
Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý thuế
trong những năm vừa qua, từ chính các luật thuế
được Quốc hội thông qua, “Nguyên tắc quản lý
thuế” cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nguyên tắc này cần được xem xét cụ thể trên cơ sở
thực tiễn công tác quản lý thuế tại Việt Nam; kinh
nghiệm quốc tế trong việc áp dụng nguyên tắc quản
lý thuế; cũng như dự liệu những vấn đề đã, đang
Điều 47 Hiến pháp 2013 hiến định: “Mọi người
có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”. Kể từ khi
Hiến pháp 2013 ra đời đến nay, nghĩa vụ hiến
định này cần phải được thể chế hoá thông qua
nguyên tắc quản lý thuế tại Luật Quản lý thuế.