12
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế;
(ii) Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan; (iii) Việc quản lý thuế phải bảo đảm công
khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của người nộp thuế.
Năm 2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4
(thông qua ngày 20/11/2012) đã bổ sung thêm các
Khoản 4, 5 và 6 vào Điều 4 “Nguyên tắc quản lý
thuế” (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013) liên
quan đến cơ chế quản lý rủi ro và thủ tục ưu tiên
đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Nội dung bổ sung
này bao gồm: Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong
quản lý thuế (Khoản 4); Áp dụng biện pháp ưu tiên
khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu nếu người nộp thuế đáp ứng
đủ các tiêu chí theo quy định (Khoản 5); và Quốc
hội giao cho Chính phủ quy định chi tiết Khoản 4
và Khoản 5 Điều này (Khoản 6).
Nguyên tắc quản lý thuế quy định tại Điều 4
Luật Quản lý thuế 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung
năm 2012 đã được căn cứ theo Hiến pháp năm
1992 (được sửa đổi và bổ sung năm 2001). Tại Hiến
pháp năm 1992, Điều 80 quy định “Công dân có
nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy
định của pháp luật”. Khi đó, dựa trên văn bản cao
nhất - Hiến pháp 1992 - thì công dân được quyền
kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp
luật cho phép. Điều 57 của Hiến pháp năm 1992
ghi nhận cụ thể về quyền tự do kinh doanh như
sau: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo
quy định của pháp luật”. Theo quy định này, quyền
tự do kinh doanh của công dân được tiếp cận theo
Hiến pháp năm 2013
và quy định về nghĩa vụ nộp thuế
Điều 4 về “Nguyên tắc quản lý thuế” Luật Quản
lý thuế được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông
qua ngày 29/11/2006 đưa ra 3 nguyên tắc: (i) Thuế
là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp
thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và
quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ
BÀNVỀ“NGUYÊNTẮC QUẢN LÝ THUẾ”
TRONGDỰTHẢO LUẬT QUẢN LÝ THUẾ SỬA ĐỔI
ThS. Lê Văn Hải -
Tổng cục Thuế*
Luật Quản lý thuế kể từ khi ban hành (năm 2006) đến nay đã qua các lần sửa đổi (vào các năm: 2012,
2014, 2016). Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi đang được lấy ý kiến và sẽ trình ra Quốc hội trong thời
gian tới (dự kiến áp dụng kể từ năm 2020). Bài viết đề cập đến nội dung cần sửa đổi, xuất phát từ thực tiễn
quản lý thuế trong hơn 10 năm qua, cũng như kinh nghiệm quốc tế đặt ra đối với Việt Nam, đó là “nguyên
tắc quản lý thuế” được quy định tại Điều 4 của Luật Quản lý thuế hiện hành. Nguyên tắc này nên được
xem xét nâng đúng tầm trong hoạt động quản lý thuế hiện đại; góp phần đảm bảo nguồn thu chủ yếu của
ngân sách nhà nước.
Từ khóa: Thuế, quản lý thuế, ngân sách nhà nước, hiến pháp
The Law on Tax Management was in effect
in 2006 and has been modified in 2012, 2014
and 2016. A new draft of modified law on tax
management is in opinion collecting process
and to be submitted to the Parliarment soon (this
draft is expected to be completed and in effect
in 2020). The paper mentions the modifications
coming from the practical situation of tax
management in the past 10 years as well as
the international experience, it is the “tax
management principle” termed in the Article
4 of the present Law on Tax Management.
This principle should be determined to meet
the present requirements of tax management
to ensure the major income of the State Budget.
Keywords: Tax, tax management, State Budget, constitution
Ngày nhận bài: 16/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 29/11/2017
Ngày duyệt đăng: 1/12/2017
* Email: