16
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển khoa
học và công nghệ được phân cấp: Ngân sách trung
ương thường chiếm tỷ trọng từ 70-75% và ngân sách
địa phương chiếm tỷ trọng 25- 30% (theo báo cáo
của Bộ Khoa học và công nghệ).
Hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước
cho hoạt động khoa học và công nghệ
Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa
học và công nghệ đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất,
luôn là nguồn đầu tư chủ yếu, cơ bản
cho hoạt động nghiên cứu khoa học; góp phần quan
trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển đào đạo
nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ (bình quân
hàng năm chi ngân sách nhà nước cho hoat động
khoa học công nghệ chiếm khoảng 2% tổng chi của
ngân sách nhà nước, tương đương 0,6 GDP và tăng
bình quân mỗi năm là 19%).
Thứ hai,
đã có sự thay đổi về cơ cấu, phân cấp để
phù hợp với nhu cầu nguồn lực đầu tư hiện tại, từ
đó góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học và công
nghệ phát triển bền vững.
Thứ ba,
cơ sở pháp lý về đầu tư ngân sách nhà
nước cho khoa học và công nghệ ngày càng hoàn
thiện hơn, chi tiết và cụ thể hóa rõ nét hơn. Cụ thể,
gồm 38 văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ (Nghị định, Quyết định), 88 văn bản cấp Bộ
(Thông tư, Thông tư liên tịch).
Tuy nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho
phát triển khoa học và công nghệ thời gian qua đã
có được những kết quả nhất định, nhưng bên cạnh
đó vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể:
Một là,
hàng năm, mặc dù đầu tư ngân sách nhà
nước cho khoa học và công nghệ đã có tăng nhưng
vẫn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu phát triển, đẩy
mạnh các hoạt động nghiên cứu, đổi mới khoa học
công nghệ như hiện nay. So với các nước, nguồn lực
tài chính từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho khoa
học và công nghệ ở Việt Nam còn hạn chế, ở Việt
Nam ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và
công nghệ chỉ chiếm 0,6% GDP, còn châu Âu năm
Hiện nay, hoạt động khoa học và công nghệ phần
lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Điều này
đã được cụ thể hóa rõ nét ở Nghị định số 95/2014/
NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về
đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học
và công nghệ. Bình quân hàng năm, đầu tư ngân sách
nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ với
mức kinh phí vào khoảng 1,4 - 1,85% tổng chi ngân
sách nhà nước, chiếm từ 0,4 đến 0,6 GDP.
Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và
công nghệ từ năm 2006 đến năm 2015 đều có xu
hướng tăng: Năm 2006 là 5.429 tỷ đồng, đến năm
2015 đạt 17.390 tỷ đồng, qua đó cho thấy sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động khoa
học và công nghệ.
Trong tổng đầu tư quốc gia cho nghiên cứu và
phát triển khoa học và công nghệ là 13.390,6 tỷ đồng
thì đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm hơn một
nửa: 7.591,6 tỷ đồng (tương đương 56,7%), trong khi
nguồn đầu tư từ doanh nghiệp là 5.597,3 tỷ đồng
đạt 41,8%, còn lại chỉ có 201,7 tỷ đồng (tương đương
1,5%) là từ nguồn vốn nước ngoài.
Nhìn chung, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho
khoa học và công nghệ đóng vai trò hết sức quan
trọng, và trong tổng đầu tư cho khoa học và công
nghệ chủ yếu đầu tư tập trung vào: (i) Đầu tư cho
hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật,
các nhiệm vụ Nhà nước 50%; (ii) Con người chiếm
25%; (iii) Đầu tư để hỗ trợ đề tài cấp Bộ, ngành 15%;
Đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất chiếm 15%. Và
Hình 1: Ngân sách nhà nước đầu tư
cho khoa học công nghệ theo năm (Nghìn tỷ đồng)
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê
Bảng 2: Đầu tư quốc gia cho nghiên cứu
và phát triển qua các năm
Nguồn đầu tư
Tổng chi quốc gia
cho nghiên cứu và
phát triển (tỷ đồng)
Tỷ lệ cơ cấu đầu tư
nghiên cứu và phát
triển theo nguồn (%)
Tổng số
13.390,6
100,0
NSNN
7.591,6
56,7
Doanh nghiệp
5.597,3
41,8
Vốn nước ngoài
201,7
1,5
Nguồn: Sách “Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2014”, Bộ Khoa học và Công nghệ
Để phát triển thị trường khoa học và công nghệ
cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ, trong
đó có liên quan đến nguồn lực đầu tư từ ngân
sách nhà nước. Ngoài ra, cũng cần đa dạng các
kênh đầu tư, đặc biệt là huy động từ khu vực
doanh nghiệp.