TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 46

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
45
cứng nhắc nên kể từ năm 2005 đến nay, chênh lệch
NEER và REER gia tăng nhanh chóng và từ năm 2011
đến nay, tiền đồng đang được định giá quá cao. Thực
tế, theo Hình 1, tỷ giá và cán cân thương mại tại Việt
Nam ít thấy mối quan hệ chặt chẽ theo lý thuyết.
Điều này phản ánh cán cân thương mại của Việt
Nam chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố “thực”,
“cơ cấu” chứ không phải là yếu tố “danh nghĩa”. Bởi
vì cơ cấu sản xuất trong nước và xuất khẩu phần lớn
phụ thuộc đầu vào nhập khẩu trong khi ngành công
nghiệp phụ trợ còn thiếu vắng và chưa phát triển.
Khảo sát các ngành hàng xuất khẩu cho thấy, hầu
hết xuất khẩu của các nhóm ngành công nghiệp chế
biến - chế tạo đều kích thích nhập khẩu mạnh mẽ.
Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) đóng góp đến 65% giá trị xuất khẩu và chủ yếu
tận dụng lao động rẻ để gia công tại Việt Nam. Ví dụ
Samsung Vina gần như nhập khẩu 100% linh kiện
của Samsung từ Trung Quốc để sản xuất hàng điện
thoại, giá trị gia tăng tại Việt Nam không lớn trong
tổng số 12 tỷ USD xuất khẩu năm 2012 và gần 23 tỷ
USD xuất khẩu năm 2013. Vì vậy, mặc dù, DN này
đóng góp lớn đến xuất khẩu nhưng cũng là nguyên
nhân gia tăng nhập khẩu.
Như vậy, mục tiêu cải thiện cán cân thương mại
một cách bền vững khó có thể đạt được với các cách
điều hành tỷ giá nếu không có cải thiện trong mô
hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nền kinh tế.
Kết quả này cho thấy, hiện nay VND lên giá
tương đối so với giỏ tiền tệ. NEER đã khiến tỷ giá
hữu hiệu thực (REER) tăng theo và tăng mạnh hơn,
do khoảng chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và
08 nước trong giỏ tiền tệ ngày càng mở rộng. Diễn
biến của REER cho thấy, hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam đã trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa
của 08 nước trong giỏ tiền tệ, trong dài hạn sẽ ảnh
hưởng không tốt đến cán cân thương mại. Tính đến
hết năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 213,77 tỷ USD và
nhập khẩu 211,1 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam xuất
siêu 2,67 tỷ USD trong năm 2017. Trung Quốc là thị
trường nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam với 58,5 tỷ
USD, sau đó tới Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Liên
minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
gồm có điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết
bị; điện thoại và linh kiện; vải; sắt thép... Việt Nam
xuất khẩu nhiều nhất sang Hoa Kỳ (41,5 tỷ USD),
sau đó tới EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn
Quốc... Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm có điện
thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy
móc, thiết bị; dệt may; giày dép...
Năm 2017, có tới 70% giá trị xuất khẩu của Việt
Nam do các DN có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra. Một
số mặt hàng chiếm tới 100% kim ngạch xuất khẩu
như điện thoại di động. Từ vị trí là khu vực chủ lực
về xuất khẩu, khối các DN trong nước hiện chỉ còn
đóng góp chưa tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nước so với mức 63% của 10 năm trước. Điều này
hàm ý rằng, nếu tỷ giá được điều chỉnh mạnh hơn thì
chưa chắc cán cân thương mại được cải thiện, mục
tiêu lấy tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu là không phù hợp
trong giai đoạn hiện nay.
Hai là,
sự xuất hiện ngày càng nhiều, trên quy mô
lớn của chuỗi sản xuất toàn cầu đang đặt ra những
vấn đề mới cho việc xem xét, nhìn nhận lại thương
mại quốc tế. Các kết quả cho thấy, việc giảm giá VND
vẫn có thể có tác động khuyến khích xuất khẩu ban
đầu, nhưng sau đó tác động này có thể giảm đi do
làm gia tăng các yếu tố đầu vào. Đối với các mặt hàng
gia công, tỷ giá cũng có thể có tác động, ít nhất là
thông qua hiệu ứng “ảo ảnh tỷ giá”. Sự xuất hiện
ngày càng nhiều, trên quy mô lớn của chuỗi sản xuất
toàn cầu đang đặt ra những vấn đề mới cho việc
xem xét, nhìn nhận lại thương mại quốc tế, trong đó
có xuất khẩu và tác động của các yếu tố khác đến
thương mại, trong đó có tỷ giá.
Ba là,
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy,
yếu tố chính quyết định sức cạnh tranh của nền kinh
tế là khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân
lực của các quốc gia. Vậy nên, tỷ giá hối đoái chỉ có
tác dụng hỗ trợ nhất định, không phải là then chốt.
Những tác động tích cực từ việc phá giá VND
Giả sử giá xuất khẩu mặt hàng nào đó của Việt
Nam là 100 USD/cái, nguyên vật liệu nhập về để sản
xuất hàng đó là 90 USD/cái; VND bị phá giá từ 20.000
VND/USD lên 21.000 VND/USD; Giá bán và giá
nguyên vật liệu sản xuất mặt hàng đó trên thị trường
quốc tế (thị trường xuất khẩu) là không đổi, tương
ứng là 100 USD và 90 USD. Khi phá giá, mức chênh
lệch 10 USD tính theo tiền VND tăng lên, suy ra phá
giá thì DN xuất khẩu có lợi.
Hình 3: Thị trường nhập khẩu hàng hóa củaViệt Nam2017
Nguồn: ndh.vn
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...109
Powered by FlippingBook