TCTC so 12 ky 2 - page 135

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
137
trong hộ càng cao thì xác suất tiếp cận vốn tín
dụng ngân hàng của hộ càng thấp. Khi số lượng
người phụ thuộc tăng lên thì chi tiêu trong gia
đình tăng lên, thu nhập trung bình trên đầu người
giảm xuống. Điều này sẽ làm giảm khả năng trả
nợ của hộ.
- Khi hộ có mối quan hệ với nhân viên ngân
hàng hoặc chính quyền địa phương thì xác suất
tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sẽ tăng
lên. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ dẫn đến mất công
bằng đối với những hộ khác không có mối quan
hệ khiến cho xác suất tiếp cận tín dụng thấp hơn.
- Tính chất pháp lý của mảnh đất hộ đang sở
hữu, khi hộ sở hữu mảnh đất có giấy chứng nhận
quyền sử dụng thì xác suất hộ tiếp cận được tín
dụng ngân hàng sẽ tăng lên. Khi ngân hàng thực
hiện xem xét một khoản vay thì luôn quan tâm
đến tài sản đảm bảo. Do vậy vấn đề tính hợp pháp
của tài sản đảm bảo đó rất được coi trọng.
- Khi diện tích đất tăng lên thì xác suất tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng của hộ tăng lên. Khi diện
tích đất tăng lên thì sản lượng chè thu được sẽ lớn
hơn, khi đó thu nhập của hộ sản xuất chè sẽ tăng
lên, cơ hội trả được nợ đúng hạn sẽ tăng lên.
- Thu nhập trung bình một tháng của hộ tăng
thì nguồn trả nợ sẽ tăng, do đó xác suất tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng của hộ tăng lên.
- Khi khoảng cách từ nơi ở đến ngân hàng càng
xa thì xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
của hộ giảm đi. Quãng đường đến ngân hàng càng
xa thì người dân càng ngại đến ngân hàng xin vay
thay vì đó sẽ vay ở những nơi gần nhà như: Quỹ
Tín dụng nhân dân, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ.
Điều này cũng cho thấy phạm vi hoạt động của
ngân hàng vẫn chưa đủ rộng.
- Thủ tục xin vay của ngân hàng càng phức tạp
thì xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
hộ càng giảm.
- Khi hộ có đầu ra cho sản phẩm chè của mình
sản xuất ổn định thì xác suất tiếp cận được tín
dụng ngân hàng cao. Khi đầu ra ổn định thì thu
nhập của hộ mới ổn định. Từ đó khả năng trả
được nợ vay của hộ cũng ổn định theo.
Kết luận và khuyến nghị
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, nhằm tăng
khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các
hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh bàn Phú Thọ, tác
giả đưa ra một số các đề xuất, khuyến nghị như
sau:
Thứ nhất,
các ngân hàng cần mở rộng mạng
lưới hoạt động bằng việc mở thêm các phòng giao
dịch, điểm giao dịch để người dân có thể dễ dàng
tiếp cận được nguồn tín dụng ngân hàng.
Thứ hai,
ngân hàng cần cải tiến các thủ tục cho
vay, bỏ bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết,
quán triệt nhân viên tín dụng hướng dẫn, hỗ trợ
người nông dân trong quá trình đề xuất khoản vay.
Thứ ba,
tăng cường nâng cao trình độ cán bộ tín
dụng, đặc biệt nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Đặc
biệt, các ngân hàng cần quán triệt cán bộ, nhân
viên của mình không được thiên vị người quen
trong quá trình cho vay để tránh gây tình trạng
mất công bằng giữa những người đi vay.
Thứ tư,
chính quyền cấp xã, huyện cần tạo điều
kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các hộ dân bởi hiện nay khi ngân hàng thực hiện
xem xét một khoản vay thì luôn quan tâm đến tài
sản đảm bảo, trong đó chủ yếu là đất đai.
Thứ năm,
các hộ dân cần ký kết các thỏa thuận
bao tiêu sản phẩm chè với các công ty chè trên
địa bàn để tạo tính bền vững cho đầu ra của hoạt
động sản xuất chè.
Thứ sáu,
cần tăng cường tổ chức các lớp đào tạo
cho người dân về kỹ thuật sản xuất chè, giới thiệu
các công nghệ mới, hiện đại, giúp hộ nông dân ứng
dụng các công nghệ này vào sản xuất chè đạt năng
suất cao hơn, mang lại thu nhập lớn hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Thị Tú Anh (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của nông hộ tỉnh Vĩnh Long, Luận văn Thạc sỹ, Trường
Đại học Tài chính- Marketing;
2. Vương Quốc Duy và cộng sự (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc
tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long,
Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 6/2010, tr 39-44;
3. Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015), Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi
heo trên địa bàn quận Ô Môn, Cần Thơ, Tạp chí Khoa học trường Đại học
Cần Thơ, số 36 (2015), tr 42-51;
4. Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến
tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang,
Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 27(2013), tr 17-24.
Bảng 2. Các nguồn vốn vay của hộ
Nguốn vốn vay
Số quan sát Tỷ lệ (%)
Ngân hàng Chính sách xã hội
40
22,2
Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn
48
26,7
Quỹ Tín dụng nhân dân
5
2,8
Các hội (Hội phụ nữ, hội nông dân)
8
4,4
Vay người thân, bạn bè, anh em
64
35,6
Khác
15
8,3
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
1...,125,126,127,128,129,130,131,132,133,134 136,137,138,139,140,141,142,143,144,145,...148
Powered by FlippingBook